Hoạt động âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi. Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của các bài hát đó.Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất. Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, giáo viên cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi - chơi mà học” theo chương trình giáo dục mầm non mới. Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động. Dưới đây, là 1 số hình ảnh các bé lớp mẫu giáo nhỡ b4 tham gia giờ học âm nhạc:
Cả lớp chăm chú lắng nghe cô giới thiệu về trường mầm non.
Cô Hoa đang hát cho các bạn nghe đấy.
Bé Hà trả lời bài giỏi quá.
Nhóm 1 biểu diễn bài hát giỏi quá.
Nhóm 2 tự tin tham gia biểu diễn.
Bé Trang đang hát giỏi quá.
Cả lớp đang hát cùng cô Hoa.
Bạn nào cũng hứng thú tham gia trò chơi.
Cô Hoa đang nhận xét kết thúc giờ học.
Như vậy, hoạt động âm nhạc là 1 hoạt động thiết thực, hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách, củng cố kiến thức trẻ trong học tập, vui chơi. Bởi vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non – đó không phải là đào tạo nhạc công mà chính là đào tạo con người.