Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Là một giáo viên mầm non tôi luôn chủ động dạy cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi. Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn. Ở hoạt động ngoài trời tôi cũng cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của các bài hát đó. Ví dụ: giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát cây bằng lăng, quan sát vườn rau. Sau khi trẻ quan sát xong, giáo viên cho trẻ hát bài Em yêu cây xanh. Qua đó trẻ được củng cố lại bài hát đã học. Giáo dục cho trẻ biết thế nào là trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh...
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động âm nhạc của các bạn nhỏ lớp MGL A4:
Cô VĐMH mẫu cho trẻ quan sát
Trẻ VĐMH cùng cô
Từng tổ thựuc hiện VĐMH bài hát
Tổ 3 biểu diễn rất vui tươi
Các bạn gái cùng nhau lên biểu diễn
Các bạn trai tự tin trong từng động tác
Nhóm múa nam nữ lên cùng biểu diễn rất đẹp
Cùng biểu diễn bài hát
Bé Nguyễn Trần Anh Thư tự tin và duyên dáng biểu diễn
Trò chơi âm nhạc: xướng âm