Bá !important;c sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM - Cơ sở 3, cho biết nhiều người quá lo lắng, hoảng sợ, bị ám ảnh về tình trạng sức khỏe nên nhầm lẫn, tự suy diễn bệnh lý của mình là di chứng Covid-19. Ví dụ, người mệt mỏi, rụng tóc vì quá căng thẳng trong cuộc sống, công việc, hoặc làm việc quá sức, có bệnh lý mạn tính... từng mắc Covid-19 nên cho rằng đây là di chứng. Thực tế có thể triệu chứng là dấu hiệu một bệnh lý khác. Nếu điều trị di chứng mà bỏ sót nguyên nhân gây bệnh thực sự, ví dụ ung thư, đột quỵ, sẽ bỏ lỡ giai đoạn điều trị vàng. "Không phải ai sau khi mắc Covid cũng bị di chứng hậu nhiễm", bác sĩ Vũ nói.
Một số người mắc di chứng song khô !important;ng đến bệnh viện khám và điều trị phù hợp, tự chữa theo những cách lan truyền trên mạng xã hội, sử dụng thực phẩm chức năng, lạm dụng thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch... khiến bệnh nặng hơn. Hiện nay trên mạng xã hội hình thành các hội nhóm "F0 khỏi bệnh" chia sẻ những bài thuốc Đông y, toa thuốc Tây y, mẹo chữa di chứng... chưa được kiểm chứng khoa học, như uống đường cát vàng chữa hạ đường huyết; dùng máy sấy tóc sấy nóng lòng bàn chân, mũi họng để giảm đau rát họng...
Bá !important;c sĩ Vũ khuyên người bệnh cần được bác sĩ khám để xác định nguyên nhân gây triệu chứng, xem chúng có liên quan đến hậu Covid hay không và mức độ bệnh như thế nào. Nếu bệnh nhân bị tụt đường huyết thì sử dụng đường làm tăng đường huyết. "Bệnh nhân đái tháo đường uống đường cát vàng thường xuyên sẽ rất nguy hiểm do có thể làm tăng mỡ máu và nguy cơ bệnh tim mạch", bác sĩ Vũ nói.
Theo bá !important;c sĩ Vũ, chữa bệnh bằng các bài thuốc hay mẹo truyền miệng thường không có tác dụng, mất thời gian điều trị. Dùng thuốc sai còn gây buồn nôn, nôn, ngộ độc thuốc, tương tác thuốc, suy gan, biến chứng nặng hơn.
Thế giới hiện ghi nhận hơn 200 di chứng Covid-19. Trong đó !important;, có di chứng nhẹ không cần uống thuốc cũng tự hết trong thời gian ngắn. Một số di chứng tự hồi phục nhưng chậm và cần dùng thêm thuốc. Có di chứng nặng khó hồi phục, thậm chí tổn thương vĩnh viễn. Do đó, tùy từng trường hợp bác sĩ khám và xác định họ mắc những di chứng gì, mức độ như thế nào mới có hướng xử trí phù hợp.
" !important;Mỗi triệu chứng có cách điều trị khác nhau, mỗi bệnh nhân có thể trạng khác nhau, nên không thể có toa thuốc, bài thuốc chung cho tất cả. Cũng không có loại thuốc, đơn thuốc nào chữa được bách bệnh, nhất là di chứng Covid-19, trong thời gian ngắn", bác sĩ Vũ nói.
Thuốc molnupiravir sản xuất tại Cô !important;ng ty Boston Việt Nam (Bình Dương) ngày 23/2. Ảnh: Quỳnh Trần