VTC News đăng tải nội dung cuộc họp, theo đó !important;, ông Phan Trọng Lân cho biết, hiện tại, BA.2 là chủng lưu hành chiếm đa số hiện nay với biểu hiện nhẹ. Đáng nói, qua quá trình phân tích, phía Bộ Y tế cũng xác nhận về sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5 của Covid-19.
Được biết, Nam Phi là !important; nơi phát hiện đầu tiên của biến thể này. Theo các chuyên gia y tế, 2 biến thể BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn và biểu hiện nặng hơn. Tuy nhiên, cả hai đều chưa được nghiên cứu bài bản nên việc công bố chính thức vẫn còn bỏ ngỏ. Hồi tháng 3/2022, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa 2 biến chủng này vào danh mục "cần giám sát". Trong khi đó, phía cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) thì xếp vào mục “các biến thể đáng lo ngại”.
Ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế). (Ảnh: Thái Bình)
Đá !important;nh giá về việc BA.5 xâm nhập, ông Phan Trọng Lân nhận định: “Việc biến thể mới xâm nhập là điều tất yếu khi Việt Nam đang áp dụng các chính sách bình thường mới, mở cửa du lịch, nhu cầu giao lưu, đi lại nhiều… Khi chủng mới xâm nhập có thể có nguy cơ lấn lướt chủng cũ. Bộ Y tế sẽ tiếp tục chủ động giám sát, đề xuất điều chỉnh biện pháp chống dịch phù hợp”.
Biến chủng mới xâm nhập là điều đã được lường trước. (Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống)
Xé !important;t về tình hình dịch bệnh trên thế giới, số ca mắc chưa ổn định mà lúc tăng lúc giảm. Trong khi đó, các biến thể phụ mới vẫn xuất hiện, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định tình hình dịch có thể có khả năng gia tăng và phức tạp trở lại. Chính bởi điều này, các chuyên gia khuyến cáo việc tiếp tục duy trì hệ thống giám sát và phòng chống dịch bệnh.
Các biến thể rất khó đoán nên công tác tiêm vắc xin vẫn được ưu tiên. (Ảnh: Báo Điện Biên Phủ)
Phí !important;a đại diện Bộ Y tế cũng nhấn mạnh: “WHO cho biết hiện nay số ca mắc, không qua khỏi tiếp tục tăng ở khu vực châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương, châu Phi, các biến thể mới, biến thể phụ mới tiếp tục xuất hiện trên thế giới. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vắc xin phòng Covid-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm.
Đối với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ khá !important;ng thể cần thiết để trung hòa virus ở mức cao hơn so với các biến chủng virus SARS-COV-2 trước đây.
Do vậy những người đã !important; tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Để phòng, chống Covid-19 vắc xin vẫn là lá chắn bảo vệ cộng đồng trong thời gian tới. Chúng tôi vẫn đang theo dõi sát sao các thông tin về biến chủng mới từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO)”.
Dịch bệnh  !important;Covid-19 đang dần được đẩy lùi, tuy nhiên mỗi người không nên chủ quan mà phải có phương pháp bảo vệ bản thân. Đặc biệt, theo Bộ Y tế, vắc xin vẫn là nền tảng trong công tác phòng, chống dịch, giúp bảo vệ hiệu quả khỏi tác động của Covid-19.