Khi mới 30 tháng tuổi, cậu bé đã có thể đọc, viết thành thạo mà không một ai hướng dẫn. Cả gia đình vô cùng ngạc nhiên. Nhiều người gọi cậu bé này là “thần đồng”.
Nhưng thực tâm trong lòng, tuy thấy khả năng đặc biệt của con, bố mẹ cháu vẫn đôi chút hoang mang...
Bất ngờ vì đứa con... khác thường
Cậu bé mà chúng tôi nhắc đến là cháu Nguyễn Hữu Tiến năm nay 7 tuổi, quê xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa). Hiện nay, Tiến đang học lớp 2A Trường tiểu học Ninh Phước. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Tiến đã bộc lộ nhiều khả năng vô cùng đặc biệt nên chỉ cần đến địa phương này hỏi về cậu bé với biệt danh “thần đồng” thì không ai là không biết.
Thấy con có khả năng đặc biệt, anh Phướn vừa mừng vừa lo
Không quá khó khăn để chúng tôi tìm đến nhà cậu bé ở một vùng chuyên sản xuất tôm giống của TX Ninh Hòa. Đó cũng là lúc gia đình Tiến bắt đầu bữa cơm trưa. Ấn tượng đầu tiên là hình ảnh một cậu bé mặt mũi khôi ngô, cử chỉ nhanh nhẹn ngồi trước mâm cơm nhưng bên cạnh vẫn đặt một cuốn sách giáo khoa lớp 9.
Anh Nguyễn Hữu Phướn (bố cháu Tiến) kể, anh vốn người Hưng Yên vào đây lập nghiệp bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Năm 2001, anh kết hôn với chị Nguyễn Thụy Miên người địa phương rồi sinh 2 cậu con trai. Nếu con trai đầu (năm nay học lớp 9) phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác thì Tiến lại có nhiều điểm đặc biệt.
“Cháu Tiến phải đến 21 tháng mới bắt đầu biết nói. Nhưng đến 25 tháng tuổi thì cháu lại có thể đọc được những hàng chữ chạy trên ti vi hay chữ trên nhãn mác các vật dụng trong nhà. Tôi cũng không biết, vì sao cháu lại có thể đọc được vì chẳng ai dạy chữ cho cháu bao giờ. Thấy thế, tôi đưa bảng chữ cái ra, chỉ qua cho cháu 2 lần là cháu đã có thể nhớ hết”, anh Phướn kể.
Cũng như lần trước, không một ai chỉ dạy gì thêm, bằng những chữ cái đã học được cháu tự mình ghép chữ và tập viết. Ngày nào, Tiến cũng chăm chăm vào sách vở, bút mực. Cho đến lúc cháu được 30 tháng thì có thể viết thành thạo tất cả các từ.
Cha mẹ vừa mừng, vừa lo
Từ ngày biết đọc, biết viết thì cứ rảnh lúc nào là Tiến lại tìm đến sách vở. Những ngày đầu, thấy con mình như thế gia đình anh Phướn có một cảm giác lo sợ, bất an. Anh Phướn bảo, với độ tuổi của Tiến lúc đó thì các cháu chỉ biết chơi với bạn bè cho thoải mái thôi. Thấy con mình ngoài sách vở ra không chơi bời gì nên anh sợ Tiến mắc bệnh tự kỷ hay trầm cảm.
“Vì thế vợ chồng tôi ít khi kể về khả năng của cháu cho người khác, sợ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con. Có khi, tôi còn phải ngăn không cho cháu đọc nữa và bắt con ra ngoài chơi với bạn bè. Vậy mà, cứ về đến nhà là cháu lại tìm đến sách.
Đi đâu, làm gì cháu cũng phải có một cuốn sách bên cạnh mới chịu. Sau một thời gian, thấy cháu phát triển bình thường, không có biểu hiện gì khác nên tôi cũng đỡ lo hơn. Giờ đây, gia đình quen rồi nên mỗi lần không thấy sách bên cạnh cháu là lại thấy lạ”, anh Phướn chia sẻ.
Dù mới 7 tuổi nhưng cháu Tiến đã đọc trên 100 cuốn sách
Cũng theo anh Phướn, vì đam mê sách nên dù đi đâu cháu cũng tìm các cuốn sách mình chưa đọc để hỏi mượn về. Các cuốn sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 11 Tiến đã đọc hết. Dù mới 7 tuổi nhưng cậu bé đã đọc qua trên 100 cuốn sách các loại. Đáng nói nữa là Tiến còn có trí nhớ rất tốt, chỉ cần đọc qua 1 lần là cháu có thể nhớ từng chi tiết.
“Hầu như sách về lĩnh vực gì cháu cũng đọc hết, từ lịch sử, địa lý, sinh học, hóa học... rồi các sách về xã hội. Học lớp 2 nhưng cháu Tiến lại có thể biết và nhớ được nhiều phương trình hóa học lớp 8, lớp 9. Nhiều lúc cháu hỏi những câu mà tôi không biết trả lời sao nên cố tình lảng tránh.
Không nhận được câu trả lời, cháu phải tìm hiểu cho đến lúc nào biết thì mới chịu. Có thầy giáo dạy toán lớp 8 nhiều lần gặp thấy cháu như thế còn nói rằng, chắc một vài năm nữa phải tìm thầy nào đó rất giỏi hướng dẫn cho Tiến chứ ông sợ mình không đủ khả năng”, anh Phướn tâm sự.
Đây cũng là nỗi lo của gia đình anh Phướn bởi vợ chồng anh không đủ tiền lo cho cháu có điều kiện học tập tốt nhất, phát huy hết khả năng của Tiến.
“Nhiều người bảo vợ chồng tôi nên đem cháu vào các trường ở thành phố học chứ học trường làng thì phí. Nhưng ở thành phố, nhà tôi không có ai thân thích cả. Hơn nữa, cháu còn quá nhỏ nên đi đâu cũng phải có bố mẹ đi theo chăm lo. Gia đình còn có việc chứ theo con lên thành phố thì biết làm gì để sống”, anh Phướn bộc bạch.
Khi mới 30 tháng tuổi, cậu bé đã có thể đọc, viết thành thạo mà không một ai hướng dẫn. Cả gia đình vô cùng ngạc nhiên. Nhiều người gọi cậu bé này là “thần đồng”.
Nhưng thực tâm trong lòng, tuy thấy khả năng đặc biệt của con, bố mẹ cháu vẫn đôi chút hoang mang...
Bất ngờ vì đứa con... khác thường
Cậu bé mà chúng tôi nhắc đến là cháu Nguyễn Hữu Tiến năm nay 7 tuổi, quê xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa). Hiện nay, Tiến đang học lớp 2A Trường tiểu học Ninh Phước. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Tiến đã bộc lộ nhiều khả năng vô cùng đặc biệt nên chỉ cần đến địa phương này hỏi về cậu bé với biệt danh “thần đồng” thì không ai là không biết.
Thấy con có khả năng đặc biệt, anh Phướn vừa mừng vừa lo
Không quá khó khăn để chúng tôi tìm đến nhà cậu bé ở một vùng chuyên sản xuất tôm giống của TX Ninh Hòa. Đó cũng là lúc gia đình Tiến bắt đầu bữa cơm trưa. Ấn tượng đầu tiên là hình ảnh một cậu bé mặt mũi khôi ngô, cử chỉ nhanh nhẹn ngồi trước mâm cơm nhưng bên cạnh vẫn đặt một cuốn sách giáo khoa lớp 9.
Anh Nguyễn Hữu Phướn (bố cháu Tiến) kể, anh vốn người Hưng Yên vào đây lập nghiệp bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Năm 2001, anh kết hôn với chị Nguyễn Thụy Miên người địa phương rồi sinh 2 cậu con trai. Nếu con trai đầu (năm nay học lớp 9) phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác thì Tiến lại có nhiều điểm đặc biệt.
“Cháu Tiến phải đến 21 tháng mới bắt đầu biết nói. Nhưng đến 25 tháng tuổi thì cháu lại có thể đọc được những hàng chữ chạy trên ti vi hay chữ trên nhãn mác các vật dụng trong nhà. Tôi cũng không biết, vì sao cháu lại có thể đọc được vì chẳng ai dạy chữ cho cháu bao giờ. Thấy thế, tôi đưa bảng chữ cái ra, chỉ qua cho cháu 2 lần là cháu đã có thể nhớ hết”, anh Phướn kể.
Cũng như lần trước, không một ai chỉ dạy gì thêm, bằng những chữ cái đã học được cháu tự mình ghép chữ và tập viết. Ngày nào, Tiến cũng chăm chăm vào sách vở, bút mực. Cho đến lúc cháu được 30 tháng thì có thể viết thành thạo tất cả các từ.
Cha mẹ vừa mừng, vừa lo
Từ ngày biết đọc, biết viết thì cứ rảnh lúc nào là Tiến lại tìm đến sách vở. Những ngày đầu, thấy con mình như thế gia đình anh Phướn có một cảm giác lo sợ, bất an. Anh Phướn bảo, với độ tuổi của Tiến lúc đó thì các cháu chỉ biết chơi với bạn bè cho thoải mái thôi. Thấy con mình ngoài sách vở ra không chơi bời gì nên anh sợ Tiến mắc bệnh tự kỷ hay trầm cảm.
“Vì thế vợ chồng tôi ít khi kể về khả năng của cháu cho người khác, sợ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con. Có khi, tôi còn phải ngăn không cho cháu đọc nữa và bắt con ra ngoài chơi với bạn bè. Vậy mà, cứ về đến nhà là cháu lại tìm đến sách.
Đi đâu, làm gì cháu cũng phải có một cuốn sách bên cạnh mới chịu. Sau một thời gian, thấy cháu phát triển bình thường, không có biểu hiện gì khác nên tôi cũng đỡ lo hơn. Giờ đây, gia đình quen rồi nên mỗi lần không thấy sách bên cạnh cháu là lại thấy lạ”, anh Phướn chia sẻ.
Dù mới 7 tuổi nhưng cháu Tiến đã đọc trên 100 cuốn sách
Cũng theo anh Phướn, vì đam mê sách nên dù đi đâu cháu cũng tìm các cuốn sách mình chưa đọc để hỏi mượn về. Các cuốn sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 11 Tiến đã đọc hết. Dù mới 7 tuổi nhưng cậu bé đã đọc qua trên 100 cuốn sách các loại. Đáng nói nữa là Tiến còn có trí nhớ rất tốt, chỉ cần đọc qua 1 lần là cháu có thể nhớ từng chi tiết.
“Hầu như sách về lĩnh vực gì cháu cũng đọc hết, từ lịch sử, địa lý, sinh học, hóa học... rồi các sách về xã hội. Học lớp 2 nhưng cháu Tiến lại có thể biết và nhớ được nhiều phương trình hóa học lớp 8, lớp 9. Nhiều lúc cháu hỏi những câu mà tôi không biết trả lời sao nên cố tình lảng tránh.
Không nhận được câu trả lời, cháu phải tìm hiểu cho đến lúc nào biết thì mới chịu. Có thầy giáo dạy toán lớp 8 nhiều lần gặp thấy cháu như thế còn nói rằng, chắc một vài năm nữa phải tìm thầy nào đó rất giỏi hướng dẫn cho Tiến chứ ông sợ mình không đủ khả năng”, anh Phướn tâm sự.
Đây cũng là nỗi lo của gia đình anh Phướn bởi vợ chồng anh không đủ tiền lo cho cháu có điều kiện học tập tốt nhất, phát huy hết khả năng của Tiến.
“Nhiều người bảo vợ chồng tôi nên đem cháu vào các trường ở thành phố học chứ học trường làng thì phí. Nhưng ở thành phố, nhà tôi không có ai thân thích cả. Hơn nữa, cháu còn quá nhỏ nên đi đâu cũng phải có bố mẹ đi theo chăm lo. Gia đình còn có việc chứ theo con lên thành phố thì biết làm gì để sống”, anh Phướn bộc bạch.