Có !important; anh trai cũng là thần đồng bóng bàn, Felix quyết định chọn cách cầm vợt đặc biệt, giống thần tượng Hứa Hân.
Sinh ngà !important;y 12/9/2006, trong một gia đình có truyền thống thể thao, Felix Lebrun làm quen với bóng bàn từ hồi ba tuổi. Trong lúc bố tập những kỹ thuật cơ bản cho người anh Alexis, hơn Felix ba tuổi, thần đồng vợt dọc hiện tại tìm niềm vui trong trò chơi đánh bóng vào tường bằng một chiếc vợt nhựa, không có mút ở cả hai mặt. Lên bốn, khi đã có thể nhìn thấy đường bóng trên mặt bàn, Felix được bố cho lên "cấp học" cao hơn. Cậu được mua một chiếc vợt xịn và bắt đầu tập các kỹ thuật trên bàn bóng.
Khi Felix chập chững đi những bước đầu tiê !important;n trên con đường bóng bàn, trong mắt cậu, người anh Alexis đã như một tượng đài. Cách huấn luyện theo kiểu rơ châu Âu mặc định người anh của Felix cầm theo lối vợt ngang. Không muốn theo lối mòn, cộng với tính hiếu thắng trẻ con, Felix chọn kiểu vợt dọc giống Hứa Hân (Xu Xin) - tay vợt nổi đình đám những năm 2010 vì lối đánh hoa mỹ gần như độc nhất thời bấy giờ.
" !important;Cháu thấy một chú VĐV Trung Quốc cầm vợt kiểu đó rất hay nên học theo", Felix nhớ lại. "Lúc đầu, cháu chỉ có thể đánh những quả xa bàn, và thường bị rúc lưới những trái ở gần . Sau đấy, khi theo lớp năng khiếu tại Montpellier, các thầy bảo phải rèn thêm kỹ năng di chuyển, nếu muốn cầm vợt dọc. Mỗi buổi tập, cháu đều dành một nửa thời gian để tập một bài duy nhất: giữ trái bóng trên mặt vợt, sau đó di chuyển zic-zac qua những maket. Khi thành thục rồi, cháu tập thêm bài vừa tâng bóng, vừa bước qua từng ô được chia trên mặt sàn".
Với người Trung Quốc, vợt dọc giống như một né !important;t văn hóa cần được bảo tồn để duy trì tính đa dạng cho môn thể thao được họ xem như "quốc hồn". Còn với Felix, vợt dọc ban đầu chỉ là để thể hiện cá tính. Nhưng khi quyết định gắn bó, con đường cậu phải chinh phục không hề đơn giản. Để khắc phục nhược điểm đánh gần bàn, Felix được HLV cho phép ngồi hẳn lên bàn để trả bóng qua lưới. Cậu phải ngồi im trên đó để cảm nhận được độ xoáy của từng kiểu đánh, có khi đến tê dại chân. Một bài nữa cũng khiến thần đồng người Pháp nhiều phen ngao ngán là quỳ cạnh mép bàn, rồi đánh bóng chạm mép bàn sao cho càng lâu càng tốt.
Có !important; cảm giác bóng rồi nhưng Felix gặp khó khi phát triển lên ngưỡng cao hơn. Không một HLV người Pháp nào, kể cả bố cậu Stephane Lebrun, người từng xếp thứ bảy bóng bàn thế giới, lẫn người cậu Christophe Legout, từng đứng thứ 14 thế giới, nhuần nhuyễn lối đánh vợt dọc. Họ buộc phải tham khảo và chắt lọc kỹ thuật từ chính những trận đấu của các VĐV Trung Quốc, cụ thể là các huyền thoại như Mã Lâm, Vương Hạo và Hứa Hân.
Giống người anh Alexis, Felix Lebrun bị cận. Nhưng do đeo kính từ nhỏ, phản xạ mắt của thần đồng bóng bàn người Pháp một chín một mười như người bình thường. Ảnh: Flick.
Có hơn một lý do giúp Felix được mọi người ủng hộ chơi vợt dọc. Thứ nhất, cậu đến với bóng bàn từ quá sớm. Việc cầm vợt dọc ngay từ đầu giúp VĐV nhí của Montpellier không bị sai căn bản. Thứ hai, lối cầm vợt dọc giúp VĐV tiến bộ nhanh, nhất là ở lứa tuổi nhí, bởi lợi thế từ độ xoáy của quả giao. Cuối cùng, tính Felix thích tự lập tự nhỏ. Khi thích điều gì, cậu luôn muốn làm tới cùng.
Tính đến trước Covid-19, hai anh em nhà Lebrun thâu tóm đủ các danh hiệu cá nhân dành cho lứa tuổi nhí ở châu Âu. So với anh trai Alexis, lối đánh của Felix thậm chí khó lường hơn. Đa phần các trận đấu, đối thủ của Felix đều bó tay trước bài tấn công "đẩy trái giật phải" của cậu. "Với những tài năng như Felix, thông thường chúng tôi phải mất ba hoặc bốn thế hệ VĐV mới tìm ra một người. Nhưng giờ, bóng bàn Pháp đang sở hữu tới hai người cùng lúc (Felix và anh trai Alexis). Đó giống như một món quà", HLV đội tuyển bóng bàn Montpellier ca ngợi cậu học trò.
Hai lần vô địch giải trẻ Pháp vào năm 2018, 2019, và hiện đứng số một châu Âu ở độ tuổi của mình, Felix bắt đầu ghi danh đánh chuyên nghiệp từ năm 2012, với khởi điểm 500. Sau bốn năm, số điểm của cậu là 1.800, và một năm sau nữa vươn lên 2.300. Giờ Felix lọt vào top 250 tay vợt hay nhất nước Pháp. Năm nay mới 14 tuổi, nhưng Felix đã được nhiều chuyên gia bóng bàn Pháp nhắm cho một suất dự Olympic 2024 diễn ra tại Paris. Thậm chí một số người lạc quan còn coi Felix là Phàn Chấn Đông, Tomokazu Harimoto của bóng bàn xứ lục lăng.
Đánh khắp châu Âu không địch thủ nhưng Felix tự nhận còn nhiều khiếm khuyết trong lối đánh. Một trong những e ngại lớn nhất, là cách đưa tay khi giật bóng. Thông thường, với rơ châu Âu, các VĐV dùng sức chính ở vai và cẳng tay. Nhưng với rơ châu Á, nhất là Trung Quốc, những VĐV đỉnh cao thường tạo độ xoáy cho bóng bằng hông và bộ chân. Với cách cầm vợt dọc, điều ấy càng trở nên quan trọng để tăng độ chính xác cho trái bóng.
Felix Lebrun giành chức vô địch giải U12 châu Âu năm 2018.
Trên thế giới, những VĐV đỉnh cao cầm vợt dọc ngày càng ít. Tại Trung Quốc, cường quốc số một môn này hiện chỉ còn Hứa Hân là tay vợt nổi tiếng giữ lối đánh này. Triệu Tử Hào, Trịnh Bồi Phong là số ít khác còn trụ lại ở đội tuyển bóng bàn nam, nhưng danh tiếng họ kém xa nhóm cầm vợt ngang gồm Lâm Cao Viễn (Lin Gaoyuan), Vương Sở Khâm (Wang Chuqin), Lương Tĩnh Côn (Liang Jingkun), Khổng Lệnh Huyên (Kong Lingxuan). Ngay chính đại diện ưu tú nhất của vợt dọc đương đại - Hứa Hân - cũng thường lép vế khi so tài với Mã Long và Phàn Chấn Đông.
Một chú bé ở tuổi 14 như Felix chưa nghĩ nhiều đến những chuyện đó. Với cậu, đánh vợt dọc vừa là niềm vui, vừa là cách thể hiện cái tôi cá nhân. Thay vì tập bảy, tám tiếng một ngày như VĐV chuyên nghiệp, Felix chỉ cố gắng đảm bảo thời lượng 20 giờ một tuần. Khoảng thời gian còn lại, cậu hoàn thành lịch học trên lớp, đi du lịch khi rảnh rỗi, và không ngừng mơ một lần được dùng đôi giày trượt tuyết kiểu Trung Quốc trên quê hương của bóng bàn.