Lớp học mẫu giáo Nhật không có thiết bị hiện đại, không đồ chơi cao cấp, nhưng đây lại là sự khôn ngoan của các nhà giáo dục Nhật Bản: một triết lý giáo dục hướng đến con người làm trung tâm.
Các trường mẫu giáo của Nhật dù là trường công hay trường tư đều cực kỳ đơn giản. Cha mẹ Nhật cũng không có ý định phải tìm trường tốt hay chạy trường cho con. Việc một đứa trẻ lớn lên, đến tuổi đi mẫu giáo thì vào luôn trường học gần nhà nhất đã trở thành quá phổ biến.
Lớp học mẫu giáo Nhật không có thiết bị hiện đại, không đồ chơi cao cấp, hoàn toàn trái ngược với xã hội tiên tiến của nước này. Vậy nhưng đây lại là sự khôn ngoan của các nhà giáo dục Nhật Bản: một triết lý giáo dục hướng đến con người làm trung tâm.
Chỉ cần biết đến những cách giáo dục này ở mầm non Nhật, cha mẹ Việt sẽ phải thốt lên “tuyệt vời”
1 . Học sinh sẽ phải có rất nhiều túi
Vào ngày đầu tiên của quá trình nhập học, trường mẫu giáo sẽ phát hoặc dặn các bà mẹ trẻ chuẩn bị một danh sách những chiếc túi lớn và túi nhỏ. Trong đó bao gồm một túi lớn, một túi chăn, một túi đựng đồ ăn, một túi đựng quần áo, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay, một túi để giày..Tất cả những chiếc túi này đều có chiều dài và chiều cao cụ thể: chiếc túi A phải có chiều dài như vậy-và-như vậy, túi B phải có chiều rộng như vậy-và-như vậy, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F.
Sau hai năm, không chỉ các bà mẹ mà ngay cả những đứa trẻ đều thuộc lòng từng loại túi một cách ngăn nắp gọn gàng. Hãy tưởng tượng rằng với cách giáo dục từ thời thơ ấu như vậy, liệu có đứa trẻ nào lớn lên cẩu thả bừa bãi và đi vứt rác không biết phân loại rác nữa không?
2. Con lỉnh kỉnh mang cặp, bố mẹ thong thả đi tay không
Khi đưa đón trẻ em vào buổi sáng và buổi chiều, người Nhật Bản, cho dù là cha mẹ hay ông bà đều đi tay không một cách ung dung. Tất cả các loại cặp sách, túi lớn túi nhỏ đều do chính những đứa trẻ mang trên vai. Và chúng vẫn chạy rất nhanh, thoải mái.
Ngay cả gia đình hoàng gia Nhật Bản khi đưa công chúa, hoàng tử đến trường mẫu giáo, mưa hay nắng thì những đứa trẻ “ngậm thìa vàng” này cũng phải tự xách đồ.Ở Việt Nam, chuyện cha mẹ ông bà xách balo giúp chon cháu lại là phổ biến. Có phải vì cha mẹ Việt Nam yêu con nhiều hơn?
3. Hãy tự thay quần áo
Tại các trường mẫu giáo Nhật Bản, mỗi ngày, đứa trẻ đều phải có khả năng tự ăn mặc và thay đổi quần áo – như một bước thực hành cuộc sống độc lập sau này. Đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi, quy trình tự thay quần áo được lặp lại hàng ngày, các giáo viên Nhật hầu hết đều đứng và quan sát, không bao giờ bỏ tay ra giúp con.
Đương nhiên, việc cô giáo thay đồ cho trẻ sẽ nhàn và nhanh hơn cho cô. Nhưng các cô lại lựa chọn việc đứng đó, kiên nhẫn quan sát để đào tạo trẻ phát triển thói quen làm việc theo cách có trật tự.
4. Các cuộc thi không có “nhà vô địch”
Trẻ em dưới 1 tuổi đi học mẫu giáo và tham gia vào rất nhiều các trò chơi thể thao. Tuy nhiên, điểm chung của các trò chơi ở trường mẫu giáo Nhật, đó là đây là những cuộc thi nhóm, không có cuộc thi cá nhân cá nhân, đương nhiên cuối cùng cũng chỉ có một đội chiến thắng, không có cá nhân chiến thắng. Cách giáo dục này nhấn mạnh sự tham gia vào hoạt động tập thể và khuyến khích lẫn nhau.
5. Học những “lớp học hỗn hợp”
Không có kiểu chia ra mỗi nhóm tuổi một lớp và hoạt động độc lập, trước khi 9:30 và sau 15:30, toàn bộ trẻ trong trường mẫu giáo sẽ cùng chơi với nhau, có thể ngoài sân hoặc trong nhà. Những anh chị 5 tuổi chơi chung với các em bé 2,3 tuổi. Điều này khiến những đứa trẻ thực sự có thể cảm nhận được cảm xúc của việc có anh chị em, và cảm giác gia đình gắn bó đặc biệt rõ ràng.
6. Giáo dục trẻ em “cười” và “cảm ơn”
Trường mẫu giáo Nhật dường như không chú ý nhiều đến giáo dục tri thức của trẻ em. Trẻ em Nhật đi học mẫu giáo không có sách giáo khoa, chỉ có một cuốn sách ảnh hàng tháng. Không có dự án toán học, tranh vẽ và âm nhạc nào trong kế hoạch giảng dạy của trường, cũng không có giờ tiếng Anh hay bất cứ ngoại ngữ nào. Vậy trường mẫu giáo Nhật dạy trẻ điều gì? Câu trả lời chỉ là - dạy cho trẻ học cách “cười! Ở Nhật Bản, bất kể bạn đi đâu, cho dù bạn nói chuyện với ai, "nụ cười" là điều quan trọng nhất. Một cô gái biết mỉm cười là người đẹp nhất. Còn gì khác để dạy?
Ở Việt Nam, giáo viên mẫu giáo khuyến khích trẻ em ăn càng nhanh càng tốt. Ở Nhật Bản, giáo viên chú ý nhiều hơn đến "giáo dục thực phẩm" và ủng hộ việc nhai chậm. Trong "giáo dục thực phẩm", các cô giáo sẽ dạy trẻ những điều bao gồm "quá trình ăn uống hạnh phúc", "trái tim biết ơn" và "ý thức tham gia". Không chỉ dạy trẻ ăn đúng cách mà còn là ăn với một thái độ tốt, trải nghiệm ý nghĩa của lòng biết ơn, bảo vệ môi trường và tiết kiệm. Một thời thơ ấu hạnh phúc và giàu trí tưởng tượng bắt đầu bằng một bữa ăn trưa đầy tình yêu, ăn và muốn ăn, không lãng phí.
8. Giáo viên cải trang thành..."cục phân"
Ở Nhật Bản, bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy một giáo viên ăn mặc như “Ông phân” để dạy, nói với các em về mối quan hệ giữa phân và sức khỏe con người. Trẻ nhỏ cũng sử dụng đất sét để tạo ra nhiều hình dạng “phân” và học cách nhận biết: Loại phân nào lành mạnh, loại nào không lành mạnh, cần chú ý gì trong chế độ ăn uống, v.v. Việc đào tạo trẻ tự sử dụng nhà vệ sinh bắt đầu ở độ tuổi 1,5 - 2 tuổi. Trong nhà vệ sinh những đứa trẻ học cách tự tắm rửa, vệ sinh tay chân, cơ thể và cả vùng kín sau khi đi vệ sinh.
Trẻ 2 tuổi ở Nhật đã biết tự tắm. Ở Việt Nam, có bao nhiêu đứa trẻ đi học tiểu học rồi vẫn cần bố mẹ tắm giúp?