Ho khan là !important; tình trạng người bệnh luôn xuất hiện cảm giác ngứa họng và kích thích phản ứng ho, làm cho người bệnh ho một cách mất kiểm soát. Tình trạng ho khan được mô tả là cảm giác ngứa, rát ở cổ họng, đôi lúc bị khàn tiếng, nhưng ho không ra đờm hoặc dịch nhầy, cơn ho cũng rất khó dứt.
Nguyê !important;n nhân nào dẫn đến tình trạng ho khan
Có !important; nhiều nguyên nhân gây ho khan, trong đó theo ghi nhận tình trạng ho khan ngày càng nhiều, do hiện nay môi trường sống nhiều khu vực bị ô nhiễm, khói bụi hoặc các thay đổi thất thường của thời tiết (như lạnh, khô,) sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng kích ứng của đường thở gây ho khan. Ngoài ra, ho khan có thể cảnh báo một số bệnh như cảm lạnh, hen suyễn, trào ngược acid dạ dày…
Cá !important;c nhà nghiên cứu cho biết, nếu phơi nhiễm virus do cảm lạnh thì cơn ho thường kéo dài trong khoảng 7 - 10 ngày và tự khỏi. Nhưng cũng có thể ngay khi người bệnh bị cảm lạnh, các cơn ho khan bắt đầu xuất hiện và kéo dài một tháng, thậm chí là vài tháng.
Đối với tì !important;nh trạng dị ứng xảy ra ở người viêm xoang, viêm mũi dị ứng là một mối đe dọa dẫn đến tình trạng ho khan kéo dài. Giải thích về nguyên nhân tình trạng bệnh này, các nhà nghiên cứu cho biết: Khi tiếp xúc với dị nguyên lông thú, phấn hoa… thường sẽ xuất hiện dịch nhầy ở bên trong mũi, có thể chảy xuống cổ họng, làm vòm họng bị kích thích, ngứa ngáy và phản ứng lại bằng các cơn ho. Ngoài ra, các triệu chứng dị ứng khác bao gồm ngứa đỏ mắt, hắt hơi, ù tai, tăng áp lực trong các xoang… cũng xuất hiện ở người bệnh.
Ho khan cò !important;n liên quan đến bệnh hen suyễn, khi đó niêm mạc ống phế quản của người bệnh sẽ bị kích thích, lòng ống bị sưng viêm và thu hẹp lại… dẫn đến tình trạng phản ứng ho khan và khó thở. Đối với ho khan ở người bệnh hen suyễn, đôi khi cũng có thể kèm theo đờm và dịch nhầy. Tình trạng ho khan thường xuất hiện vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi.
Ngoà !important;i ra, ho khan còn liên quan đến căn bệnh trào ngược acid dạ dày. Các biểu hiện thường khởi phát khi nằm ngủ, do dạ dày ở trạng thái nằm ngang, dịch vị dễ bị trào ngược lên thực quản, kích thích phản xạ ho và đặc trưng ho khan.
Tuy khô !important;ng phổ biến nhưng ho khan cũng có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, suy tim… Đặc biệt, nếu ho khan kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải những nguy hiểm, trong đó có thể là ung thư vòm họng.
Cần xử trí !important; đúng khi bị ho khan
Tù !important;y từng tình trạng của mỗi người, cơn ho khan dài hay ngắn, tình trạng ho nhiều hay ít... để có cách xử trí đúng.
Với trường hợp mới ho khan, mức độ ho í !important;t, liên quan nhiều đến yếu tố dị ứng, yếu tố môi trường, có thể sử dụng một số biện pháp làm giảm các cơn ho. Cụ thể, có thể dùng mật ong và quất, hoa hồng bạch, hạt chanh cùng với một ít mật ong hay đường phèn hấp cơm 20 phút, chắt lấy nước để uống, giúp giảm cơn ho.
Nếu ho do cảm lạnh, có !important; thể dùng trà gừng nóng, sẽ giúp kháng viêm, giảm tình trạng ho.
Với ho do trà !important;o ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần kê đầu cao khi nằm ngủ, sẽ giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chảy dịch mũi, sau giúp giảm các cơn ho.
Bê !important;n cạnh đó, cần súc miệng nước muối bằng cách pha nước muối theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê muối và một cốc nước ấm (khoảng 230ml). Khi súc, nghiêng đầu ra sau trong 30 giây rồi nhổ bỏ.
Khi bị ho khan cần sú !important;c miệng bằng nước muối . Khi súc, nghiêng đầu ra sau trong 30 giây rồi nhổ bỏ. Ảnh minh hoạ
Ho khan khi nà !important;o cần nhập viện?
Như vậy, có !important; thể nói ho khan có thể do nhiều nguyên nhân và khi nào cần nhập viện là những thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị ho khan sẽ tự khỏi, nhưng nếu tình trạng ho khan kéo dài khiến người bệnh lo lắng thì nên nhập viện, để các bác sĩ tư vấn, khám và đánh giá cụ thể.
Cá !important;c trường hợp ho khan xảy ra hơn 2 tuần mà không thuyên giảm, cũng cần nhập viện để khám và điều trị. Ngoài ra, ho khan chuyển sang có đờm, nhiều chất nhầy, ho khò khè hoặc kèm theo các biểu hiện khác như khó thở, thở gấp, sốt... cũng cần phải nhập viện để được thăm khám và điều trị.
Tó !important;m lại: Ho khan tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhưng gây phiền toái tới sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi bị ho khan người bệnh không nên chủ quan mà hãy lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm những bất thường, không nên để bệnh kéo dài vì không có lợi cho việc điều trị sau này.