!important; Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trẻ Mầm non là một vấn đề cấp bách trong xu thế đổi mới phương pháp giáo dục trẻ ở tất cả các độ tuổi. Trong trường mầm non, trẻ phải được cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong ngày.Do vậy việc áp dụng một chế độ ăn uống đúng chuẩn là vô cùng quan trọng. nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non đảm bảo dinh dưỡng thực sự là một thách thức đối với nhà trường.việc giáo dục dinh dưỡng ATTP là công việc rất cần thiết để góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường xuống dưới 10% . Không để một trường hợp nào bị ngộ độc ăn uống trong nhà trường.
Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh ATTP là một khâu rất quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất cần chế biến thực phẩm phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hoá của trẻ như: cơm mềm dẻo thức ăn chín tới thơm ngon hấp dẫn cả về mùi vị lẫn màu sắc, thực phẩm đưa vào máy say nhỏ vừa miệng ăn của trẻ, cần thay đổi cách chế biến thực phẩm trong từng bữa ăn, cần coi trọng thực phẩm giàu chất đạm, mỡ.Tuỳ từng loại rau mà lượng rau cho vào các bữa ăn có thể thay đổi cho phù hợp với trẻ chăm sóc bữa ăn. Đến bữa ăn giáo viên không làm việc riêng mà tập chung vào chuẩn bị bữa ăn cho trẻ. Cô cần vui vẻ, ân cần nói năng dụi dàng và nhẹ nhàng động viên trẻ ăn hết xuất, không khí bữa ăn cần thoải mái vui vẻ. Cần chú ý đến học sinh mới đi học và học sinh nhà trẻ, trẻ ăn chậm, trẻ ăn yếu và mới ốm dậy không cố ép khi trẻ mệt mỏi không muốn ăn, trong bữa ăn nếu có trẻ kém ăn cô giáo cần báo cho bố, mẹ trẻ biết để cho trẻ ăn bù ở nhà.
Trước khi ăn cô giáo cần chuẩn bị đầy đủ cho từng trẻ như: Bát, thìa được nhúng vào nước sôi hoặc phơi nắng khô sạch, mỗi bàn ăn cô để một bát đựng cơm rơi và có một khăn lau ướt để vào đĩa. Chuẩn bị bàn ghế cho trẻ ngồi ngay ngắn, thoải mái có lối đi quanh bàn, cô chú ý trẻ ăn yếu và ăn chậm nên xếp trẻ ngồi riêng để tiện chăm sóc và động viên trẻ ăn hết xuất..
Trước khi chia cơm cô giáo cần rửa tay sạch, đầu tóc gọn gàng, cô chia cơm và thức ăn vào từng bát trộn đều. Cô hỏi trẻ về thức ăn hôm nay cung cấp chất gì cho trẻ và giáo dục trẻ ăn đầy đủ các món ăn để đam bảo chất dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh chóng lớn. Chia xong cô cho trẻ ăn ngay khi cơm vừa ấm, trẻ không phải chờ đợi lâu.Trong khi ăn cô giáo nhắc trẻ cầm thìa bằng tay phải và tự xúc cơm ăn, cô hướng dẫn trẻ xúc cơm gọn gàng, không để cơm rơi vãi và khi có cơm rơi trên bàn trẻ biết nhặt vào bát để cơm rơi.Trẻ ăn chậm nhai kỹ, trong khi ăn không nói chuyện riêng. Khi trẻ ăn cô giáo đến từng bàn để nhắc nhở động viên trẻ, cô phải quan tâm đến trẻ ăn chậm lười ăn và thường xuyên động viên trẻ trong khi trẻ
Khi trẻ ăn xong cô giáo nhắc trẻ xếp bát, thìa, cất ghế vào nơi quy định. cô nhắc trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước và đi vệ sinh rồi đi ngủ trưa.
Nước uống được đun sôi hàng ngày, nhất là về mùa đông cô cho trẻ dùng nước ấm và mỗi trẻ cần có một cốc riêng.
Nhà bếp cần chú ý đảm bảo vệ sinh từ khâu chế biến thực phẩm đến khi nấu chín cho trẻ ăn uống, cần chọn loại thực phẩm tươi, ngon sạch. Các loại thực phẩm cần được rửa sạch trước và khử trùng bằng nước muối trước khi chế biến, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh. Cần có dụng cụ để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Thức ăn nấu xong cần đậy kín chống ruồi, bụi, thức ăn được chia ở trên bàn và thường xuyên vệ sinh lau chùi bàn sạch sẽ. Khi chia ăn cô nuôi mặc áo tạp dề và đeo khẩu trang
Tuyên truyền các bậc cha mẹ hiểu biết một số kiến thức nuôi dạy con theo phương pháp khoa học. Động viên trẻ ăn bán trú đạt tỷ lệ cao hơn và cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường phục vụ bếp ăn bán trú. Nhà trường và các bậc phụ huynh kết hợp cùng nhau để có điều kiện nuôi dạy trẻ. Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của trẻ nhà trường và gia đình có biện pháp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Để làm tốt được những việc trên đây một mặt gia đình cần phải tiếp thu những tri thức khoa học nuôi dạy trẻ từ phía nhà trường vận dụng tốt vào công tác nuôi dạy con em mình ở nhà. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là việc làm rất cần thiết nó quyết định việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan trong mỗi gia đình chúng ta./.