2.1. Các loại rau lá
Các loại rau như bắp cải, súp lơ, rau bina, bông cải xanh, rau mùi tây, cải xoăn, rau diếp cá… giúp ngăn ngừa và chống nhiễm trùng. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi chất như : Vitamin A, C & K, canxi, sắt, magiê, kali, v.v Chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa như beta carotene và các carotenoids khác cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
2.2. Các loại củ quả
Theo y học Trung Quốc, các loại rau củ như: khoai lang, cà rốt, củ cải đường, khoai mỡ và khoai tây giúp tăng cường miễn dịch và các hoạt động đặc hiệu cho hệ hô hấp. Khi được trồng trong đất, chúng hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ đất. Rau củ đặc biệt giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan. Điều này giúp xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Rau củ rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ cũng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch.
2.3. Tỏi, hành, gừng
Các hợp chất lưu huỳnh có trong hành tây và tỏi được cho là ngăn ngừa ung thư. Chất hoạt động flavanoids có trong cả ba đều giúp tăng cường miễn dịch. Các hợp chất đó là: Anicillin trong tỏi, Quercetin trong hành tây và shagaols, gingerols trong gừng. Việc thêm các loại này trong lúc chế biến thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa các bệnh theo mùa.
Tốt nhất là sử dụng gừng, tỏi tươi, thay vì dùng bột làm sẵn. Tỏi, hành tây và gừng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa viêm dạ dày. Đồng thời chúng cũng tăng cường sức khỏe của tim.
2.4. Ớt cay
Ớt cay chứa hóa chất capsaicin. Đây là một nguồn vitamin C phong phú hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong việc chống lại cảm lạnh và cúm. Chỉ cần một muỗng canh ớt cay chứa 44% RDI Vitamin A. Đó là một chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch và chống nhiễm trùng.
2.5. Bí đao hoặc bí ngô
Các loại rau củ thuộc họ bí có chứa chất chống oxy hóa, Vitamin A, Vitamin C, mangan, magiê và folate. Tất cả đều tăng cường hệ thống miễn dịch. Chỉ riêng bí ngô đã chứa một lượng lớn tới 245% nhu cầu Vitamin A hàng ngày.
2.6. Quả mơ
Quả mơ được biết đến với đặc tính chống viêm. Các chất chống oxy hóa có trong quả mơ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng chứa rất nhiều Vitamin A, Vitamin C, kali và rất nhiều chất xơ.
2.7. Các loại trái cây họ cam chanh
Một thực tế nổi tiếng là các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh và ổi có một lượng Vitamin C tốt. Điều này giúp nó có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, trái cây giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt và hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển mạnh mẽ
2.8. Các loại quả mọng
Chúng được xếp vào những loại thực phẩm hàng đầu trong việc tăng cường khả năng miễn dịch. Quả mọng bao gồm dâu tây, mâm xôi, việt quất. Các loại quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa như phytochemical và flavonoid. Đây là các chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống viêm.
2.9. Các loại đậu và đậu lăng
Các loại đậu và đậu lăng rất giàu protein, chất xơ, folate, sắt, canxi, magiê, kẽm và kali. Chúng là một trong những thực phẩm đơn giản giúp tăng cường protein, rất cần thiết cho tất cả các hệ thống cơ thể bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Đậu lăng cũng chứa chất phytochemical, hợp chất giúp chống lại các bệnh mãn tính.
2.10. Đậu hà lan
Loại đậu này rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch như Vitamin A, B1, B6 và C. Chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, carotenoids, axit phenolic và polyphenol giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, đây cũng là một nguồn protein tuyệt vời. Mỗi cốc đậu hà lan chứ 8g protein.
2.11. Rau mầm
Mỗi nhóm thực phẩm có những lợi ích riêng. Rau mầm giúp gia tăng dinh dưỡng của chúng. Không chỉ vậy, rau mầm làm cho các chất dinh dưỡng tiềm ẩn được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
2.12. Các loại quả hạch và hạt
Các loại quả hạch phổ biến bao gồm hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ trăn, hạt điều, đậu phộng và quả phỉ. Còn các loại hạt gồm hạt bí ngô, hạt lanh, hạt chia, hạt cây gai dầu và hạt vừng. Chúng là một nguồn protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Các loại quả hạch và hạt rất giàu Vitamin E – là một chất chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch quan trọng. Nếu trẻ không ăn được các loại này, bạn có thể sử dụng bột nghiền cho vào món ăn.
2.13. Sữa chua
Sữa chua chứa vô số lợi khuẩn giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng: sữa chua có tác dụng kích thích miễn dịch và giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể.
2.14. Củ nghệ
Củ nghệ là một trong những loại thuốc hiệu quả nhất giúp bổ sung dinh dưỡng có trong bếp của bạn. Đó là một gia vị tuyệt vời đã được sử dụng qua nhiều năm để cải thiện sức khỏe. Củ nghệ có chứa chất curcumin. Đây là chất có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm.
2.15. Mật ong
Mật ong được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn khiến nó trở thành giải pháp cho nhiều vấn đề sức khỏe. Nó còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Các chất chống oxy hóa có trong mật ong giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra các bệnh nghiêm trọng khỏi cơ thể.
Lưu ý: Không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới một tuổi.
2.16. Các hỗn hợp lành mạnh
Đối với trẻ nhỏ kén ăn, cách để chúng có thể sử dụng các thực phẩm tăng cường miễn dịch là dùng các hỗn hợp lành mạnh. Những hỗn hợp này được chế tạo đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn uống của trẻ mới biết đi và trẻ kén ăn. Hỗn hợp này sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, các loại quả hạch và hạt.
2.17. Nước
Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, nước là loại đồ uống tốt nhất để bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn. Uống nhiều nước giúp bạn không cảm thấy khó chịu ở họng. Hãy thử uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp nước đầy đủ, nhất là khi bị bệnh.
2.18.Cà chua
Cà chua là một thực phẩm tuyệt vời để ăn khi bị bệnh do nồng độ vitamin C. Chỉ cần một quả cà chua cỡ trung bình chứa hơn 16 miligam vitamin C. Đây là thực phẩm được chứng minh là tốt cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn. Trong một nghiên cứu, vitamin C đã được chứng minh là một phần quan trọng trong sức mạnh của thực bào và tế bào T của cơ thể. Đây là hai thành phần chính của hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng : sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch yếu hơn và sức đề kháng thấp hơn đối với một số mầm bệnh nhất định.
2.19. Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều kẽm. Chất dinh dưỡng này đã được chứng minh là giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu bạn muốn bé tránh được cảm lạnh trong mùa đông thì nên cho chúng ăn các thực phẩm giàu kẽm.
2.20. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ là một nguồn giàu vitamin C để chống cảm lạnh. Một đánh giá năm 2013 ghi nhận trong Viện Y tế Harvard cho thấy rằng tiêu thụ 200 miligam vitamin C mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ bị cảm lạnh một nửa. Nó cũng cắt giảm thời gian của các triệu chứng 8 % ở người lớn và 14 % trẻ em.
2.21. Dầu ô liu
Dầu ô liu đã được chứng minh là giúp xây dựng và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy hàm lượng axit béo không bão hòa cao của dầu ô liu hoạt động như một chất chống viêm trong cơ thể. Các axit cũng hỗ trợ trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
2.22. Ngũ cốc nguyên hạt
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, ngũ cốc nguyên hạt có chứa các đặc tính chống viêm. Ngoài ra còn cho phép tăng số lượng vi khuẩn lành mạnh. 70% hệ thống miễn dịch của hệ tiêu hóa nhờ các lợi khuẩn sống trong ruột . Vì vậy, điều quan trọng là phải giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh nếu muốn chống lại bệnh tật.
2.23. Trứng
Trứng, đặc biệt là lòng đỏ, chứa các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch. Nó chứa một lượng vitamin D cao. Điều này rất quan trọng trong việc điều chỉnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA, những người tham gia uống vitamin D hàng ngày vào mùa đông ít có khả năng bị cảm lạnh hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nào khác so với những người không dùng.
2.24. Táo
Táo có chứa chất chống oxy hóa phytochemical. Những chất chống oxy hóa này giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
2.25. Cá ngừ trắng
Giống như cá hồi, cá ngừ trắng chứa nhiều kẽm. Theo một nghiên cứu được công bố cho thấy rằng những người ăn ít nhất 75 miligam kẽm mỗi ngày đã giảm các triệu chứng cảm lạnh trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với những người không dùng.
2.26. Hương thảo
Hương thảo là một loại thảo mộc ngon thường dùng thêm vào đồ nướng. Nó còn là một chất chống viêm tuyệt vời. Chúng chứa nguồn chất chống oxy hóa phong phú với đặc tính chống viêm trong cơ thể. Tác dụng chống viêm này cho phép sức khỏe tiêu hóa và đường ruột tốt hơn. Do đó tăng cường hệ thống miễn dịch để giữ cho bạn khỏe mạnh.
2.27. Nước dùng xương
Nước dùng xương khiến cho món ăn trở nên ngon và cuốn hút trẻ hơn. Súp gà có thể tạo tác dụng chống viêm, dẫn đến giảm các triệu chứng cảm lạnh.
2.28. Hàu
Hàu cũng giống như các loại hải sản khác, có nhiều kẽm. Chúng là một trong những loại hải sản được khuyên dùng để kết hợp kẽm vào chế độ ăn của bạn.
2.29. Nấm
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm, nấm rất tốt cho việc tăng cường khả năng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy những người tham gia ăn nấm mỗi ngày trong bốn tuần có sự gia tăng đáng kể về số lượng và sức mạnh của các tế bào T tăng cường miễn dịch. Họ cũng nhận thấy sự giảm protein gây viêm. Điều này chứng minh rằng nấm cũng hoạt động như một chất chống viêm.
2.30. Thì là
Thì là có nhiều tác dụng làm dịu có thể giúp bạn giảm các triệu chứng giống như bệnh cúm. Cây thì là hoạt động như một cơ chế làm dịu cho những người bị viêm kết mạc, tiêu chảy, sốt và đau dạ dày. Nguyên nhân do nó có nhiều chất phytochemical hoạt động như chất chống oxy hóa. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng thì là có chứa flavonoid hoạt động như chất chống viêm.
Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cùng với chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý sẽ giúp trẻ được tăng cường sức đề kháng. Bạn không nên quá lo lắng về việc trẻ hay ốm và ngăn trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Thay vì vậy hãy tìm cách tăng cường hệ miễn dịch. Hãy để cho trẻ được tự do vui chơi và bổ sung cho trẻ những chất cần thiế