1. Thực phẩm chứa nhiều đường
Nhiều nghiê !important;n cứu chỉ ra rằng, khi cơ thể bị sốt, nạp nhiều thực phẩm đường vào cơ thể sẽ giảm khả năng cô lập và phá hủy của các bạch cầu đối với vi khuẩn. Chưa kể, dung nạp nhiều đường khiến cơ thể nóng và khó phát tán nhiệt ra khỏi cơ thể và lâu hạ sốt. Do đó, với các loại bánh kẹo, nước ngọt, mật ong, đường... mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng trong giai đoạn này.
2. Trà đặc
Chất ta - nanh trong trà sẽ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên và lâu hạ sốt hơn bình thường. Ngoài ra, khi trẻ uống nhiều trà sẽ khiến não bị kích thích, tăng nhiệt độ cơ thể hoặc làm mất tác dụng của thuốc hạ sốt.
Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất không nên cho trẻ uống trà đặc kể cả khi trẻ khỏe mạnh.
3. Thực phẩm cay
Thực phẩm cay sẽ là !important;m tăng nhiệt trong cơ thể vì vậy, với trẻ đang bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ lâu hạ hơn. Một số thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ như tiêu, ớt, tương...
4. Thực phẩm nhiều cholesterol
Các loại thực phẩm khó tiêu và giàu cholesterol cũng không nên được sử dụng nhiều trong giai đoạn này vì chúng sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó chịu. Do hệ tiêu hóa trẻ khi bị ốm sẽ yếu hơn bình thường và khó ăn được thực phẩm khó tiêu. Mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm loãng như cháo, nước trái cây để dễ tiêu và bổ sung nước.
5. Thực phẩm lạnh
Kem, nước đá, nước lạnh... đều là thực phẩm hấp dẫn trẻ nhưng nên hạn chế ăn khi sốt. Vì đồ lạnh vào cơ thể sẽ khiến trẻ phải hao thêm năng lượng để làm nóng thực phẩm. Mẹ có thể cho trẻ ăn nhưng với số lượng vừa phải.
6. Trứng
Mặc dù trứng rất giàu protein và rất tốt cho trẻ trẻ nhỏ nhưng khi bị bệnh, sốt, trẻ ăn nhiều trứng sẽ sinh ra nhiệt lớn trong cơ thể và khó hạ sốt hơn. Vì vậy, thay vì ăn trứng mẹ có thể cho trẻ ăn lươn, thịt rùa, trai, chim bồ câu, ếch, gà ác...