!important; Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng để bụng đói quá lâu giữa các bữa ăn hay hoàn toàn bỏ bữa có thể sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn dẫn đến dễ bị béo bụng, tăng cân hơn và nhiều hệ lụy khác đến sức khỏe.
  !important; Trong nhiều trường hợp không còn lựa chọn nào khác để thỏa mãn cơn đói, bạn sẽ chọn lấy một món ăn bất kỳ có ngay trước mặt. Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm thật sự vì một số loại thức ăn hay đồ uống không chỉ không giảm bớt cơn đói mà còn gây đói nhiều hơn và kích ứng hệ tiêu hóa.
  !important; Dưới đây là những thực phẩm có thể giúp bạn cắt cơn đói tạm thời, nhưng về lâu dài việc lạm dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn nếu chọn ăn vào lúc đói.
1. Bá !important;nh gạo
  !important; Độ giòn của bánh thường khiến bạn cảm thấy món ăn vặt này thật ngon lành nhưng bánh gạo thật ra lại không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng hay tạo cảm giác no. Món ăn vặt này có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao, ở mức 82.
  !important; Theo một nghiên cứu, thực phẩm có chỉ số GI cao cung cấp nhiều năng lượng nhưng cuối cùng lại sẽ gây đói quá mức và khiến bạn ăn nhiều hơn. Do đó, bạn không nên ăn bánh gạo khi bụng đói để tránh nguy cơ ăn quá nhiều nhưng lại không mang đến giá trị dinh dưỡng nào.
2. Phomai
  !important; Lúc bạn cảm thấy đói cũng là lúc lượng đường trong máu thấp và cần một nguồn năng lượng. Cách để vượt qua cơn đói lúc này tốt nhất là tiêu thụ carbohydrate (phân hủy thành glucose). Tuy nhiên, các thực phẩm có chất xơ và protein cũng sẽ giúp bạn duy trì mức năng lượng lâu hơn.
  !important; Vấn đề ở đây là phô mai không chỉ thiếu carbohydrate cung cấp năng lượng hay giảm cảm giác đói mà còn khiến bạn đói nhiều hơn. Phô mai có nhiều hợp chất protein gọi là casomorphin có thể gây ra phản ứng gây nghiện giống như thuốc phiện. Cùng với hàm lượng muối cao, việc ăn phô mai chỉ khiến bạn càng thèm ăn nhiều hơn mà thôi.
3. Khoai lang
  !important; Ăn khoai lang khi đói sẽ gây tổn thương dạ dày vì các chất trong khoai lang kích thích dạ dày gây nên cho bạn cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua. Đặc biệt những người bị bênh dạ dày càng nên tránh xa khoai lang lúc đói. Nếu không bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.
4. Thực phẩm chứa nhiều đường
  !important; Đường là một loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nhưng nếu đang đói bụng mà bạn lại ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, tức là bạn đang làm tổn hại đến cơ thể và sức khỏe. Vì khi đó, lượng đường trong máu của bạn tăng cao đột ngột nên dễ mắc bệnh không có lợi cho cơ thể.
5. Sữa và !important; sữa đậu nành
  !important; Hai loại thức ăn này có chứa đạm cao, giàu vitamin nhưng nếu dùng nó vào đồ ăn nhanh để chống đói thì lại phản tác dụng. Vì lượng protein lúc này không làm đúng vai trò dinh dưỡng của nó, khiến cơn đói của bạn không được xoa dịu.
6. Quả chuối
  !important; Quả chuối chứa rất nhiều nguyên tố magiê. Nếu như ăn chuối lúc bụng đói thì dĩ nhiên sẽ làm cho hàm lượng magiê ở trong máu tăng cao, tạo thành sự mất cân bằng giữa tỷ lệ canxi và magiê ở trong máu. Như vậy sẽ ảnh hưởng việc đưa máu lên tim và rất có hại cho sức khỏe.
7. Thức ăn cay
  !important; Việc ăn các thức cay nhiều khả năng sẽ gây kích ứng hệ tiêu hóa. Thông thường, dạ dày bắt đầu tăng cường sản xuất dịch tiêu hóa trước bữa ăn. Khi bạn ăn thức ăn cay, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
  !important; Các thực phẩm cay không thật sự gây ra các chứng ợ nóng hoặc loét dạ dày nhưng việc ăn cay thường xuyên có thể khiến cho hai triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn. Do đó, dù bạn có bị hấp dẫn bởi vị cay của thức ăn đến đâu chăng nữa thì cũng không nên ăn chúng thường xuyên, đặc biệt là khi đói bụng quá.