1. Sinh tố chuối, phô mai
Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin. Chuối kết hợp với phô mai sẽ là bữa phụ ngon miệng tuyệt vời cho bé. Dưới đây là công thức cho bé từ 8 tháng đến 1 tuổi.
Sinh tố chuối, phô mai
Nguyên liệu:
– 2-3 quả chuối chín, lưu ý chọn chuối không bị thâm, dập
– Sữa mẹ hoặc sữa công thức
– 1 viên phô mai
Cách làm: Cắt nhỏ chuối rồi nghiền hoặc xay nhuyễn với bơ và sữa. Nếu bơ còn lạnh và cứng, các mẹ nên đặt bơ vào túi nilon rồi nhúng vào nước ấm. Ngoài chuối, các mẹ còn có thể làm nhiều loại sinh tố với phô mai khác như: bơ, xoài,…
Phô mai là thức ăn ngon miệng, bổ dưỡng tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ ăn phô mai trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, sẽ gây đầy bụng. Mẹ nên cho bé ăn phô mai lúc đói hoặc ăn vào bữa phụ. Phô mai có thể ăn ngay hoặc nghiền với nước ấm thành hỗn hợp sệt cho bé ăn.
Nguyên liệu
- 50gr bột gạo
- Phô mai miếng nhỏ
- 50gr cà rốt
Cách làm: Nấu chín cà rốt và nghiền nhuyễn. Tiếp tục cho bột gạo vào nấu chín, từ từ cho cà rốt vào, đảo đều tay cho bột sánh mịn. Khi bột chín, mẹ xắt nhỏ phô mai và thả vào nồi bột, đánh đều để tan phô mai hòa vào bột. Tắt bếp và cho bé ăn cháo khi còn ấm.
3. Súp phô mai + khoai tây
Nguyên liệu
- 1 củ nhỏ khoai tây
- 50gr thịt heo hoặc gà
- Nước dùng 200ml
- 1 viên phô mai
Cách làm: Hấp chín khoai tây, sau đó xay cho nhuyễn. Thịt băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Cho khoai tây, thịt vào nước dùng và đun sôi. Khi nồi súp chín, thả phô mai vào và đảo đều tay cho phô mai tan. Cho bé ăn khi súp còn ấm.
4. Cháo phô mai + tôm + bông cải
Cháo phô mai + tôm + bông cải
Nguyên liệu
- 1 bát nhỏ gạo tẻ
- 1/2 bông cải xanh, hành tây
- 2 miếng phô mai
- 2 thìa café dầu mè
- 200gr tôm tươi
- Nước dùng gà
Cách làm: Ngâm gạo khoảng 60 phút cho thật mềm. Riêng bông cải xanh, hành tây xắt nhỏ. Phi thơm hành tây + tôm + dầu mè xong cho nước dùng gà + gạo đã ngâm vào đun lửa liu riu khoảng 40 phút. Sau khi nồi cháo chín, cho bông cải xanh vào nấu tiếp. Bông cải xanh chín, cho thêm chút phô mai vào nồi cháo, tắt bếp. Cho bé ăn khi còn ấm nóng.
5. Sinh tố bơ + phô mai
Sinh tố bơ + phô mai
Nguyên liệu
- 1/2 trái bơ
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 1 viên phô mai
Cách làm: Nạo sạch phần thịt bơ, sau đó cho phô mai và bơ vào dầm thật nhuyễn. Để hỗn hợp sánh mịn hoặc lỏng hơn, mẹ có thể cho một chút sữa công thức hoặc sữa mẹ vào dầm chung. Thực đơn này phù hợp với bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên.
6. Cháo thịt bò + phô mai
Cháo thịt bò + phô mai
Nguyên liệu
- 40gr thịt bò
- 1/3 củ cà rốt
- 1 viên phô mai
Cách làm: Băm hoặc xay nhỏ thịt bò, cà rốt hấp chín và dầm nhuyễn rồi cho hỗn hợp trên vào đun sôi. Để lửa liu riu khoảng 20 phút. Sau đó, cho phô mai vào và khuấy đều tay. Tắt bếp, cho bé thưởng khi nồi cháo còn ấm.
7. Cháo cá hồi + phô mai
Cháo cá hồi + phô mai
Nguyên liệu
- 200gr fi-lê cá hồi
- 100 – 150gr gạo
- 1 viên phô mai
Cách làm: Rửa sạch cá hồi bằng chanh để khử mùi tanh, cạo sạch vảy cá. Nấu gạo thành cháo mềm. Phi thơm hành tỏi và cho cá vào xào chín. Nồi cháo chín nhừ, thả cá hồi vào nấu tiếp. Khi gần ăn, thả phô mai vào đảo đều, tắt bếp. Cho bé ăn khi cháo còn nóng.
Nên cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi kết hợp với phô mai
Phó giáo sư Bạch Mai khẳng định, trẻ béo phì là do chế độ ăn không cân đối. Việc dùng phô mai khiến trẻ thừa cân không có nghĩa là phô mai không an toàn bằng sữa mà là do cách dùng chưa đúng. Trẻ ngại uống một ly sữa nhưng không ngại nhai hai miếng phô mai nên các mẹ dễ cho con dùng quá liều.
Để phô mai phát huy tác dụng tốt nhất thì chỉ nên cho con ăn trong bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm như phết vào bánh mì, trộn vào bột, cháo… Đặc biệt, khi kết hợp như vậy cần bớt đi một chút thịt, cá kèm theo, giảm dầu ăn, mỡ để tránh tình trạng thừa chất.
Lượng phô mai vừa đủ với bé là:
Với phô mai miếng, viên:
7-8 tháng: 12-14 g/lần
9-11 tháng: 14 g/lần
12-18 tháng: 14-17 g/lần
Phô mai tươi màu trắng dạng kem:
5-6 tháng: 13 g/lần
7-8 tháng: 20-24 g/lần
9-11 tháng: 24 g/lần
12-18 tháng: 24-29 g/lần
Thời điểm nên cho bé ăn phô mai
Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ có thể cho bé sử dụng phô mai từ khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm (tức là 6 tháng tuổi) nhưng nên cho bé ăn từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ. Và các mẹ nên chọn loại phô mai dành cho bé dưới 1 tuổi, có hàm lượng chất béo không vượt quá 20%.
Ăn phô mai thường khiến bé đầy bụng nên các mẹ hạn chế việc cho bé ăn trước khi đi ngủ. Đồng thời, nên cho bé ăn lúc đói để phô mai phát huy hết tác dụng và tránh tình trạng khó ngủ, đầy bụng.