Dịch bệnh COVID-19 đang ké !important;o dài, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều người dân. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và nghỉ ngơi đúng cách trong thời điểm này là vô cùng quan trọng, tạo ra hệ miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.
Câ !important;n bằng dinh dưỡng để sống khỏe
Theo khuyến cá !important;o của Bộ Y tế, cân bằng dinh dưỡng là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng. Mỗi người cần có một chế độ ăn cân đối đủ 4 yếu tố: chế độ ăn phải sinh năng lượng cho cơ thể; cân đối lượng protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid, thành phần chất béo không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người; cân đối về các loại vitamin và khoáng chất.
Theo cá !important;c chuyên gia về dinh dưỡng, việc tăng lượng xơ, vitamin, đặc biệt là vitamin C, D qua rau xanh, hoa quả tươi là rất cần thiết, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi. Vitamin C có vai trò tăng cường miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Trong khi vitamin D là thành phần không thể thiếu vì liên quan đến việc tăng cường các chức năng của hệ miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh trong con người. Song song đó, các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, selen, magie và probiotics là những vi chất cần được bổ sung để tăng cường hệ miễn dịch.
BS.CKI Trần Thị Ngần, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâ !important;m Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, hiện nay nhu cầu mua thực phẩm theo ý mình thật sự là rất khó. Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mọi người nên tăng cường sử dụng các loại rau củ quả, vì bất cứ loại rau nào cũng có đầy đủ các thành phần vitamin trong đó. Ví dụ, cũng là vitamin C nhưng thay vì uống cam, quýt thì có thể thay bằng chanh với giá rẻ hơn những vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, người dân không chỉ ăn uống đủ chất mà còn phải tăng cường sự vận động để duy trì thể lực. Mỗi người cần dành 15-30 phút đi lại trong nhà hoặc tập các động tác thể dục nhẹ nhàng hằng ngày.
&ldquo !important;Hiện nay trên mạng xã hội rộ lên trào lưu uống các loại nước kết hợp một số nguyên liệu như chanh sả gừng, cam sả… Tuy nhiên chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh được những công dụng của các loại nước này. Đã có những trường hợp bị ảnh hưởng sức khỏe do sử dụng các loại nước uống này. Do đó, người dân không nên tự ý uống trong một thời gian dài” – BS Ngần khuyến cáo.
Nê !important;n và không nên ăn gì trước và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
BS Nguyễn Đì !important;nh Trung – Phòng khám đa khoa CDC Đồng Nai cho biết, sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, tùy theo cơ địa của từng người sẽ có các phản ứng từ nhẹ đến nặng như: sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, nôn ói… Để cơ thể nhanh phục hồi, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, người tiêm cần phải bổ sung dinh dưỡng đúng – đủ và lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.
Theo đó !important;, điều quan trọng trước đêm tiêm vắc xin phải ngủ thật ngon giấc, nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa. Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm, cụ thể sau khi tiêm cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A. Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn. Ngoài ra, sau tiêm cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ chậm...
Theo bá !important;c sĩ Trung, bổ sung dinh dưỡng có thể hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bổ sung dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó người tiêm nên tránh không để bụng đói trước khi tiêm. Vì nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm. Không uống rượu, bia trước và sau tiêm vì rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.
Trước khi tiê !important;m không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...), nếu uống những thực phẩm có chứa caffein sẽ làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng. Đồng thời, người tiêm cần chú ý không ăn nhiều chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng… vì chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.