!important; Có nhiều cách mẹ có thể áp dụng để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm như: cho trẻ thường xuyên rửa tay, ngủ đủ giấc, tiêm phòng cúm hàng năm,… Nhưng một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là qua chế độ dinh dưỡng. Nhiều thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ chống lại cảm cúm, hoặc giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích khác giúp trẻ phát triển thể chất và trí não.
1. Cá !important;c loại ngũ cốc và hạt
  !important; Quả óc chó: Quả óc chó chứa nhiều axit béo omega-3 lành mạnh, giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại ốm đau và giảm một số bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Quả ó !important;c cho chứa omega-3 giúp bé tăng sức đề kháng cho cơ thể
  !important; Yến mạch: giàu beta-glucan có vai trò kích thích tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Những tế bào này giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
  !important; Hạnh nhân: thành phần chứa các vitamin, mangan giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả nhờ tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch. Mẹ bổ sung hạnh nhân vào bữa ăn giúp trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  !important; Các loại hạt như : hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt lanh chứa nhiều thành phần giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Vitamin E, kẽm, acid béo omega 3 trong các loại hạt này là tất cả những chất cần thiết để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  !important; Để kết hợp các loại ngũ cốc và hạt vào khẩu phần ăn cho trẻ, mẹ có thể áp dụng các cách sau: cho trẻ ăn trực tiếp, trộn với các loại hoa quả, sữa chua hoặc xay thành dạng sữa ngũ cốc, sữa hạt cho con dễ uống.
2. Sữa chua
  !important; Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích với hệ tiêu hóa của trẻ. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tật. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp kích thích hệ miễn dịch, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại bệnh tật. Mẹ cần lưu ý nên cho con sử dụng sữa chua không đường hoặc chứa lượng đường thấp vì đường là tác nhân giảm sức để kháng của trẻ.
Sữa chua giú !important;p bé cả thiện hệ thống tiêu hóa
  !important; Nhưng sữa chua không hoặc ít đường rất khó ăn, trẻ ko chịu ăn. Khi này, mẹ có thể trộn sữa chua với hoa quả hoặc các loại siro hương vani, socola để trẻ dễ ăn hơn. Hoặc đơn giản để bổ sung lợi khuẩn, mẹ có thể cho con uống các sản phẩm bổ sung chứa men vi sinh.
3. Cá !important; hồi
  !important; Cá hồi giàu acid béo omega 3, không chỉ là chất thiết yếu cho sự phát triển của não mà còn giúp giảm viêm, bảo vệ phổi của trẻ khỏi cảm lạnh và các nhiễm trùng đường hô hấp. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng acid béo trong cá hồi giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
  !important; Cá hồi áp chảo, canh cá hồi, ruốc cá hồi,.. là những món ăn ngon và hấp dẫn mẹ có thể thêm vào bữa ăn của trẻ.
Cá !important;c loại cá biển chứa nhiều omega-3 có lợi cho sức đề kháng của bé
4. Cá !important;c loại rau xanh và trái cây
  !important; Rau xanh và trái cây luôn đứng đầu trong những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ vì trong thành phần có chứa nhiều vitamin A,C,E, các khoáng chất như kẽm, selen, mangan,sắt và các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, chất xơ trong rau xanh và trái cây còn giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống táo bón. Vì vậy mỗi bữa mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho bé rau xanh và trái cây.
Rau xanh và !important; trái cây chứa nhiều vitamin A, C
5. Khoai lang
  !important; Beta-caroten trong khoang lang được biết đến là chất có vai trò kích thích tăng cường hoạt động các tế bào của hệ miễn dịch, vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, vừa có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra. Không những thế, lượng vitamin C và vitamin E dồi dào trong khoai lang rất quan trọng để trẻ có một hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
Khoai lang có !important; chứa nhiều chất hữu ích giúp bé bảo vệ hệ miễn dịch
6. Thịt nạc
  !important; Thịt nạc chứa protein – chất dinh dưỡng rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Ngoài ra, thịt nạc cũng chứa kẽm – chất giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả, chống nhiễm trùng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trong thịt nạc có !important; chứa nhiều Protein, kẽm
7. Trứng
  !important; Thiếu vitamin D là nguyên nhân khiến trẻ dễ ốm. Trứng là một trong những thức ăn cũng cấp vitamin D tự nhiên cho trẻ. Bên cạnh đó, nhờ thành phần chứa dưỡng chất như vitamin B, selen, trứng là lựa chọn hàng đầu để mẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Biện phá !important;p giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
  !important; Bên cạnh bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các món ăn giúp tăng cường sức đề kháng, có nhiều cách khác để giúp con yêu khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Dưới đây là một số biện pháp để mẹ tham khảo:
  !important; Cho trẻ bú sữa mẹ: sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể mà sữa công thức không thể thay thế đươc, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ trong những năm đầu đời. Các thành phần trong sữa mẹ giúp trẻ chống tiêu chảy, dị ứng, nhiễm trùng, táo bón,.., Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tốt hơn. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh vì khi này sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể và dưỡng chất cần thiết.
  !important; Cho trẻ ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Điều này càng đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 18 tiếng mỗi, trẻ mới biết đi ngủ 12-13 tiếng mỗi ngày, trẻ ttrer 4-5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giác còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
  !important; Cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêm phòng vaccine cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80%. Tuy nhiên, các chủng virus gây cúm luôn thay đổi, nên mẹ cần cho trẻ đi tiềm phòng cúm hàng năm, trước khi vào mùa cúm.
  !important; Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh: Ngăn các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus tiếp xúc với trẻ không giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, nhưng đây là cách giúp giảm áp lực lên hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ cần tập cho thẻ thói quen rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước, sau bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, đi chơi ở ngoài về. Mẹ nên tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày. Đồng thời, thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, đồ chơi của trẻ, cũng như không cho trẻ ăn các thực phẩm kém vệ sinh, ăn ở những nơi bụi bặm như đường xá, công trường.
  !important; Bổ sung men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn: Theo TS.BS Cao Thị Hậu – Nguyên giám đốc trung tâm giáo dục truyền thông – Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết “80% khả năng miễn dịch của trẻ ở đường ruột. Khi đường ruột có vấn đề trẻ dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên. Từ đó, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng kém đi, trẻ sẽ dễ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể”. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng để trẻ có một sức đề kháng tốt, chống lại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
  !important; Khoa học hiện đại nghiên cứu tìm ra bào tử lợi khuẩn, có khả năng sống sót cao khi đi qua môi trường aicd của dịch vị dạ dày (trong khi phần lớn lợi khuẩn thường sẽ bị tiêu diệt trong giai đoạn này). Khi đến ruột non, bào tử sẽ nhanh chóng phát triển thành vi khuẩn thường, nhờ vậy đạt hiệu quả tốt hơn với trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Hỡn nữa, bào tử lợi khuẩn này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin…, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh. Vì vậy, mẹ nên chọn men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn để bổ sung cho trẻ.