Cách lên thực đơn cho trẻ biếng ăn
Việc bé sụt ký, không lên cân do biếng ăn ngày càng trở nên phổ biến. Thay vì cố tìm mọi biện pháp bắt ép bé ăn, chị em có thể dành thời gian để nghiên cứu về cách cách lên thực đơn cho bé cũng như tìm hiểu các nguyên nhân của việc biếng ăn ở bé để chăm sóc con yêu tốt hơn.
Mẹ yêu nên tham khảo thêm một số chủ đề khác về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé biếng ăn sau đây:
- Làm gì khi trẻ biếng ăn, chậm lớn
- Bé biếng ăn bởi các nguyên nhân không ngờ
- Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé biếng ăn
- Các món ăn khiến trẻ biếng ăn cũng phải “thèm”
Tình trạng bé biếng ăn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Những chia sẻ của Gia Đình Nestlé dưới đây về việc lên thực đơn cho bé sẽ góp phần giúp chị em xua tan nỗi lo này.
1. Cách lên thực đơn cho bé biếng ăn
- Lựa chọn thực phẩm bé yêu thích: đối với bé biếng ăn, việc ép bé ăn càng khiến bé sợ hãi việc ăn uống và biếng ăn, chính vì vậy việc tạo tâm lý thoải mái chính là rất quan trọng. Các mẹ có thể bắt đầu từ việc lựa chọn những thực phẩm mà bé yêu thích, có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường để chế biến theo nhiều kiểu khác nhau.
- Tăng cường dưỡng chất: đối với bé biếng ăn việc đầu tiên cần đảm bảo chính là mỗi phần thức ăn trẻ đưa vào cơ thể đều chứa đầy đủ các dưỡng chất nhất có thể, bởi vì trẻ biếng ăn thường có xu hướng ăn ít, vì vậy hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cần phải thật dồi dào để bù đắp lượng thức ăn tiêu ít của bé. Không chỉ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất, các mẹ cần chú trọng tăng cường các thành phần như protein, vitamin D, canxi, các khoáng chất như sắt, kẽm, selen để quá trình phát triển, hoạt động và trao đổi chất trong cơ thể được hoạt động một cách hiệu quả nhất. Một số thực phẩm gợi ý để tăng cường bổ sung cho trẻ như: thịt, trứng, cá, hải sản, gan động vật, các loại đậu... Đặc biệt mẹ có thể chọn sữa Nutren Junior với công thức kết hợp Synbiotics cùng các dưỡng chất, vitamin thiết yếu hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ tăng cân, phát triển não bộ, thể chất của bé.
- Đừng bao giờ quên bữa phụ: các bữa ăn phụ vô cùng quan trọng đối với bé biếng ăn, đây được xem như cơ hội bổ sung dinh dưỡng cho bé mà không bắt ép bé phải ăn một lượng lớn quá nhiều thức ăn. Ngoài 3 bữa chính, nên xen kẽ 2-3 bữa phụ với các loại trái cây, sữa, sữa chua cũng như các loại thực phẩm ăn vặt dinh dưỡng khác như ngũ cốc, các loạt đậu, các loại hạt...
- Xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển: tháp dinh dưỡng là một công cụ không thể thiếu trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, luôn bám theo các nguyên tắc của tháp để cung cấp đủ nhu cầu của bé.
Tỷ lệ thức ăn trong 1 ngày của bé từ 1 đến 3 tuổi:
Chất đường bột: 45-53%
Chất đạm: 12-15% trong đó cần ≥60% chất đạm động vật
Chất béo: 35-40% tối đa 50%
Vitamin và khoáng chất: 18-20%
Tỷ lệ thức ăn trong 1 ngày của bé từ 3 đến 6 tuổi:
Chất đường bột: 60-68%
Chất đạm: 12-15% trong đó cần ≥50% chất đạm động vật
Chất béo: 20-25% tối đa 30%
Vitamin và khoáng chất: 20-22%
2. Những lưu ý bên cạnh việc lên thực đơn cho bé biếng ăn
- Tập cho bé thói quen ăn uống đúng giờ: các mẹ nên thiết lập cho trẻ giờ giấc ăn uống cố định để cơ thể trẻ làm quen. Bên cạnh đó, cũng cần sắp xếp các bữa chính và bữa phụ hợp lý đừng quá sát nhau, thời gian lý tưởng giữa các bữa là khoảng 2 giờ đồng hồ, trong thời gian đó cần hạn chế cho bé ăn vặt. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tập thói quen cho trẻ tập trung vào việc ăn thay vì vừa ăn vừa xem tivi, thiết bị điện tử.
- Thay đổi thực đơn thường xuyên: các mẹ nên lên sẵn một thực đơn cả tuần cho bé để không bị trùng lặp mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho bé. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến việc trang trí các món ăn nhằm kích thích sự tò mò, thích thú của trẻ về món ăn.
- Đặc biệt quan tâm đến khâu chế biến: quá trình chế biến thực phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là đối với các bé biếng ăn. Nên lưu ý không nên nấu các loại rau củ quá kỹ tránh làm mất các dưỡng chất. Các loại thức ăn cũng nên được nấu vừa phải không quá loãng cũng không được quá đặc. Nếu như việc nấu quá loãng sẽ không cung cấp được nhiều năng lượng thì nấu quá đặc sẽ khiến bé khó ăn, từ đó dẫn đến việc biếng ăn. Ngoài ra, tuyệt đối không nên hâm đi hâm lại thức ăn, vừa làm mất đi dưỡng chất mà thức ăn cũng không còn ngon miệng.
Việc chăm sóc bé biếng ăn không hề đơn giản, tuy nhiên với sự kiên nhẫn và tình yêu thương, Gia Đình Nestlé tin rằng các mẹ sẽ thành công cả trong việc lập kế hoạch lên thực đơn cho bé hợp lý lẫn trong việc hạn chế sự biếng ăn của bé.