Do khi bị sốt, lượng nước bọt của bé !important; giảm, chức năng dạ dày và men tiêu hóa cũng giảm, khiến bé đắng miệng, nhạt miệng và đôi lúc bị trướng bụng.
Chế độ ăn uống khi bé !important; sốt
Khi sốt, bé !important; thường chán ăn. Nếu thời gian sốt kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, ngoài phác đồ điều trị của thầy thuốc, các bậc cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý mới giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở bé. Bé càng nhỏ càng dễ bị sốt do mọc răng, do viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, hoặc do bị cảm... Khi sốt, ngoài nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, da của bé cũng đỏ hơn, mạch đập nhanh hơn, bé thường thở gấp, môi khô, ít đi tiểu và nước tiểu có màu đậm hơn bình thường. Nếu sốt cao, bé sẽ bị co giật, tiêu hao rất nhiều năng lượng.
Không nên ép bé ăn những thức ăn chứa nhiều đường, mỡ vì không có lợi cho tiêu hóa mà có thể làm rối loạn chức năng dạ dày, khiến bé bị tiêu chảy.
Thông thường khi bị sốt, bé thích uống những đồ uống chua ngọt, chẳng hạn như các loại nước quả. Trong đồ uống này chứa các chất dinh dưỡng và vitamin, có lợi cho việc ra mồ hôi và tăng lần đi tiểu. Ngoài ra, uống nhiều nước còn có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết ở bé, giúp thải ra ngoài những độc tố, hạ sốt và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Cần cho bé ăn các loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu như cháo đậu, cháo thịt nạc, các món hầm và rau xanh... Tuy nhiên, nên tăng bữa (mỗi ngày nên cho bé ăn 4-5 bữa) và giảm lượng thức ăn trong từng bữa. Như thế rất có lợi cho hệ tiêu hóa và hô hấp của bé.
Tác giả: Theo Phụ nữ việt nam