Ăn tinh bột
Trong những tháng mùa đông, cơ thể cần lượng tinh bột – đường nhiều hơn những tháng khác trong năm. Tuy nhiên, theo sở thích, trẻ chỉ muốn ăn thêm kẹo bánh. Điều này không nên. Bánh kẹo chỉ chứa các loại đường đơn, nên vẫn khiến trẻ nhanh đói. Khuyến khích trẻ dùng các loại thực phẩm chứa đường bột đa vì giúp no lâu hơn, lại cung cấp nhiều năng lượng hơn. Còn gì tiện lợi hơn khi chọn những loại thực phẩm của mùa đông cho bữa ăn như, bí đỏ, khoai tây … Tinh bột trong cơm, gạo, mì cũng có tác dụng tương tự.
Vitamin D
Mùa đông thiếu ánh nắng mặt trời và thời tiết lạnh khiến trẻ ở trong nhà nhiều hơn nên việc tổng hợp vitamin D sẽ không nhiều như mùa hè. Do đó, cần bảm đảm trẻ vẫn được cung cấp vitamin D đầy đủ hơn qua khẩu phần ăn. Nguồn vitamin D trong thực phẩm có thể kể đến sữa, trứng, dầu cá. Thay vì cho trẻ uống một ly nước ấm thì thay bằng 1 ly sữa ấm cũng khiến trẻ thích thú vào mùa đông. Có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng các viên uống bổ sung sau khi đã tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về liều lượng.
Không bỏ quên hệ miễn dịch
Không có cách nào giúp trẻ hoàn toàn tránhđược căn bệnh cảm sốt vào mùa đông như có nhiều cách để giảm số lần bệnh của trẻ xuống mức thấp nhất. Vitamin C và beta carotene là những chất chống oxi hóa, giúp cho các cơn cảm cúm nếu gặp phải sẽ nhẹ và mau khỏi hơn. Ăn nhiều các sản phẩm có chứa men vi sinh có lợi giúp bảo vệ khỏi sự nhiễm khuẩn, đặc biệt là đường hô hấp và tiêu hóa. Kẽm cũng có tác dụng tương tự như vậy. Các món ăn giàu kẽm như cá, thịt gia cầm, trứng, hải sản …
Ăn quá nhiều cũng có hại
Có vẻ như khi thời tiết lành lạnh thì trong chúng ta ai cũng có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường một chút, không ngoại trừ trẻ nhỏ. Nhưng việc ăn nhiều hơn mà lại ít vận động hơn là không tốt. Lượng calories, chất béo và đường bột nhiều hơn nếu không kèm với sự vận động sẽ dần hình thành nên thói quen xấu ở trẻ và tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật. Vào mùa đông, không nên cho trẻ ăn nhiều hơn 30% khẩu phần ăn bình thường của trẻ..