Cơ thể trẻ lớn lê !important;n và phát triển là nhờ sự nhân lên của các tế bào kẽm. Các biểu hiện của thiếu kẽm rất thầm lặng, khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Kẽm không tồn tại trong cơ thể dưới dạng dự trữ. Vì vậy, cần bổ sung thường xuyên, hằng ngày thông qua thực phẩm.Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em lười ăn các thực phẩm như: thịt cá, hải sản... sẽ dẫn tới thiếu kẽm, hệ miễn dịch kém, chậm lớn và mắc nhiều bệnh mạn tính.
Dưới đây là thông tin của chuyên gia dinh dưỡng về vai trò của kẽm cũng như cách bổ sung kẽm trong bữa ăn hằng ngày cho trẻ em.
1. Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển của trẻ
Kẽm có vai trò rất lớn đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong cơ thể, kẽm nằm chủ yếu ở các cơ bắp (50% lượng kẽm tập trung ở cơ bắp), 30% lượng kẽm tập trung ở tiền liệt tuyến, 20% lượng kẽm tập trung ở xương, còn lại, kẽm tập trung ở não, võng mạc.
Kẽm là thành phần của rất nhiều emzyme khác nhau liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau trong cơ thể.
Kẽm tham gia trong quá trình hoạt động chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein.
Kẽm hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.
Kèm tham gia quá trình hoạt động và chuyển hóa insulin.
Kẽm tham gia vào quá trình hấp thu và vận chuyển vitamin A.
Kẽm giúp tăng tốc độ lành vết thương,…
ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Thực phẩm giàu kẽm.
Cơ thể trẻ lớn lên và phát triển là nhờ sự nhân lên của các tế bào và kẽm tham gia vào rất nhiều các quá trình phát triển như tạo tế bào máu, tái tạo cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc, phát triển phổi sơ sinh, tạo glucose, phát triển hệ xương và cơ trơn, ngoài ra nó còn kiểm soát sự sinh sôi tế bào…
Kẽm kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T qua đó tạo một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Trẻ em nếu được ăn uống đầy đủ, đảm bảo đủ kẽm sẽ có khả năng chống đỡ với bệnh tật tốt, ít đau ốm thì sẽ tăng trưởng và phát triển tốt hơn.
Kẽm giúp trẻ cao lớn hơn bởi kẽm giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Mặc dù xương cần có nhiều thành phần dưỡng chất như các amino acid, can xi, phosphor và ma giê nhưng rối loạn các hoạt động của hormon cũng làm hạn chế sự tăng trưởng xương. Hormon tăng trưởng IGF là chất "đưa tin" quan trọng giúp xương phát triển dài ra. Sự hoạt động của IGF rất nhạy với tình trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ em.
Kẽm cũng tham gia vào việc điều hòa gene cho việc hình thành các thành phần của xương. Do vậy, bổ sung kẽm làm tăng hoạt động của hormon và làm tăng trưởng chiều cao đáng kể.
Kẽm giúp điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì, vị thành niên.
Kẽm cũng giúp sản xuất collagen mang lại một làn da mịn màng.
Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, cua, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, các hạt có dầu...
2. Dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị thiếu kẽm
Các biểu hiện của thiếu kẽm rất thầm lặng, khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Trẻ thiếu kẽm thường chán ăn, hay bị tiêu chảy, tăng trưởng chậm giảm tốc độ tổng hợp AND và tổng hợp protein, dậy thì chậm, giảm hoạt động của các tuyến nội tiết…
Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp làm giảm 18% tỷ lệ tiêu chảy, 41% tỷ lệ viêm phổi, giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.
3. Thực phẩm chứa nhiều kẽm
Kẽm không tồn tại trong cơ thể dưới dạng dự trữ vì vậy, cần bổ sung thường xuyên, hằng ngày. Việc bổ sung kẽm thông qua thực phẩm hằng ngày là vô cùng quan trọng.
3.1 Nhu cầu của kẽm cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Trẻ dưới 5 thá !important;ng: 2,8mg/ngày,
- Trẻ 6-11 thá !important;ng-2 tuổi: 4,1mg/ngày
- Trẻ 3-5 tuổi: 4,8mg/ngà !important;y,
- Trẻ 6-9 tuổi: 5,6mg/ngà !important;y,
- 10-19 tuổi: khoảng 7,2 đối với nữ và !important; 8,6mg/ngày đối với nam.
3.2 Nguồn thực phẩm cung cấp kẽm cho cơ thể
Thức ăn nhiều kẽm là !important; tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...). Đậu xanh nẩy mầm cũng là thực phẩm giàu kẽm và dễ hấp thu.
Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là hàu, nhưng nó cũng dồi dào trong thịt đỏ và thịt gia cầm. Những thực phẩm sau đây là nguồn cung cấp kẽm dồi dào.
Với trẻ sơ sinh, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Hàm lượng kẽm trong sữa mẹ cao sau khi sinh và giảm dần trong 6 tháng đầu. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ kẽm cho cả hai mẹ con.
Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, có thể bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc có kẽm. Trẻ từ 7 đến 24 tháng cần 3 mg kẽm mỗi ngày.
Theo Viện Dinh dưỡng
3.3. Một số thực phẩm già !important;u kẽm cho trẻ
Vì cơ thể không thể dự trữ kẽm nên chúng ta phải bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu kẽm cho trẻ em:
Các loại hạt: Hầu hết các loại hạt đều là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Các loại hạt như vừng, cây gai dầu, mù tạt, bí ngô và hạt chia có một lượng kẽm đáng kể. Hạt là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của trẻ vì chúng chứa chất xơ, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất cần thiết. Các loại hạt như hạnh nhân cũng là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. Sử dụng các loại hạt rang như hạt điều, đậu phộng, quả óc chó làm bữa ăn nhẹ cho trẻ rất tốt.
Ngũ cốc nguyên hạt: Con bạn có thể nhận được lượng kẽm từ ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch và gạo. Tuy nhiên, ngũ cốc có chứa phytate, làm giảm sự hấp thụ kẽm của cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt vẫn được ưa thích vì nó cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác như chất xơ, vitamin B, magiê, sắt, phốt pho, mangan và selen. Chế độ ăn giàu ngũ cốc cũng có lợi cho con bạn.
Các loại thịt: Tất cả các loại thịt đều có lượng kẽm dồi dào. Hãy ăn thịt gia cầm không da hoặc thịt nạc với ít chất béo hơn để có đủ lượng kẽm.
Sữa ít béo và sữa chua: Chúng ta đều biết rằng các sản phẩm từ sữa có rất nhiều canxi. Nhưng bạn có biết rằng hầu hết các sản phẩm từ sữa như sữa ít béo và sữa chua cũng chứa một lượng kẽm tốt không? Uống sữa hoặc sữa chua hàng ngày có thể đáp ứng nhu cầu kẽm của trẻ. Một cốc sữa chua nguyên chất ít béo chứa 2,2mg kẽm.
Các loại đậu: Tất cả các loại đậu, đậu lăng, đậu có một lượng kẽm dồi dào. Tuy nhiên, sự hấp thụ kẽm có trong các loại đậu ít hơn, vì sự hiện diện của chất kháng dinh dưỡng, phytates.
Nếu con bạn ăn chay hoặc theo chế độ ăn chủ yếu là thực vật, các loại đậu vẫn có thể cung cấp một lượng kẽm. Bạn cũng có thể bổ sung các loại đậu trong chế độ ăn uống của gia đình mình để có hàm lượng protein và chất xơ cao.
Hải sản: Hàu là lựa chọn tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu về kẽm của bạn. Một con hàu cỡ trung bình chứa khoảng 5,3mg kẽm. Tôm và cua cũng có một lượng lớn kẽm.
Cha mẹ lưu ý:
Một lượng nhỏ kẽm nhận được từ thức ăn không gây hại cho con bạn. Nếu qua thực phẩm hằng ngày, trẻ sẽ không có nguy cơ bị thừa kẽm nhưng nếu bổ sung bằng các chế phẩm từ thực phẩm (dưới dạng uống, thực phẩm chức năng) thì cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
Với trẻ kém ăn, chậm tăng trưởng, dễ bị nhiễm khuẩn hoặc bị suy dinh dưỡng hoặc tiêu chảy kéo dài có thể bổ sung kẽm hàng ngày theo đơn của bác sĩ. Nếu phụ huynh tự ý mua thuốc hoặc các chế phẩm để bổ sung cho trẻ, hãy cẩn thận vì quá nhiều kẽm có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, đau quặn bụng và đau đầu. Sử dụng lâu dài các chất bổ sung kẽm có thể gây ra các tác dụng độc hại lâu dài.