Trẻ ăn nhiều bá !important;nh kẹo, uống nước ngọt lượng vừa phải không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng dùng quá thường xuyên sẽ gây hại. Tiêu thụ lượng lớn đường làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư. Bệnh gout, đau khớp, gan nhiễm mỡ có thể xảy ra ở người thừa cân do nạp quá nhiều đường.
Trẻ chuộng cá !important;c món ngọt còn dễ bị bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và nhiều hệ lụy sức khỏe khác.
Cơ thể dung nạp quá !important; nhiều đường cũng làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Lượng calo rỗng từ đường còn khiến bé nhanh no, dễ bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển.
Chất là !important;m ngọt có thể đẩy nhanh quá trình rút ngắn telomere. Đây là đoạn DNA có vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể khỏi các tác động gây hại, phòng tránh thoái hóa. Đoạn telomere càng ngắn, chức năng tế bào càng giảm và nhanh lão hóa. Mặc dù quá trình rút ngắn này xảy ra tự nhiên trong thời kỳ lão hóa nhưng lượng đường vượt mức cho phép có tác động đáng kể.
Phụ huynh khuyến khí !important;ch con chọn thực phẩm ít hoặc không đường để tạo thói quen ăn uống lành mạnh, ngăn ngừa các bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cá !important;o trẻ em và thanh thiếu niên không tiêu thụ quá 25 g đường, tương đương 6 thìa cà phê một ngày. Lượng đường này tương đương với một thanh chocolate nhỏ và ít hơn một lon nước ngọt. Trẻ dưới hai tuổi không nên bổ sung đường trong khẩu phần dinh dưỡng.
Cá !important;ch đơn giản nhất để hạn chế đường dung nạp vào cơ thể là tự chuẩn bị bữa ăn lành mạnh tại nhà, tránh mua sẵn. Chẳng hạn thay nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây và trà có đường bằng nước lọc hoặc loại không đường. Tạo vị ngọt cho sữa chua bằng quả mọng, khuyến khích bé ăn trái cây trực tiếp thay vì ép hoặc làm sinh tố có đường. Nên chọn nước xốt, bơ hạt, sốt cà chua không có đường. Tập cho trẻ thói quen uống nước lọc và sữa nguyên chất, thay vì sữa có hương vị để tốt hơn cho sức khỏe.
Khi mua thực phẩm từ siê !important;u thị, cha mẹ nên đọc kỹ nhãn thực phẩm và kiểm tra danh sách thành phần để biết các thành phần tiềm ẩn đường như nước mía cô đặc, sirô ngô, đường thô và chất rắn tinh thể.
Một số gia đì !important;nh thường sử dụng đồ ngọt như kẹo mút, bánh, kẹo, đồ uống ngọt làm phần thưởng để khuyến khích trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều này vô tình khiến các bé cho rằng những thực phẩm này ngon hơn các loại khác. Phụ huynh có thể thưởng các món salad rau củ, cá... được trang trí đẹp mắt để con có động lực hơn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cù !important;ng với hạn chế thực phẩm ngọt, dạy trẻ đánh răng khi còn nhỏ giúp loại mảng bám, giúp răng chắc khỏe. Nhờ đó con hình thành thói quen vệ sinh răng thường xuyên hơn.
|