Sữa chua là một món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là những lợi ích cơ thể bé sẽ nhận được khi ăn sữa chua đều đặn.
- Cung cấp nhiều canxi
Thật dễ dàng để bổ sung canxi cho trẻ từ việc cho con ăn sữa chua mỗi ngày. Thực tế, 7,9ml sữa chua có chứa khoảng 400mg canxi. Vì thế, nếu cho con ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp bé phát triển toàn diện, nhất là hệ xương của bé thêm chắc khỏe.
- Bữa ăn linh hoạt và ngon miệng với trẻ
Bất cứ thời điểm nào, bạn cũng có thể cho con ăn sữa chua. Nhiều bà mẹ trẻ coi sữa chua là một thực phẩm linh hoạt nhất. Bạn có thể cho con ăn sữa chua trong hộp hoặc trộn chúng với trái cây hay sử dụng làm món salad trái cây tự chế. Bạn cũng có thể để chúng trên ngăn đá làm kem đông lạnh cho trẻ ăn vặt.
- Giúp cân bằng tiêu hóa
Sữa chua có chứa các sinh vật sống được gọi là men vi sinh giúp cân bằng tiêu hóa. Do đó, cho bé ăn sữa chua giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy cũng như táo bón.
- Giàu hàm lượng protein
Ăn 7,9ml sữa chua hàng ngày sẽ giúp cơ thể nhận được lượng protein tương đương với khi bé ăn trứng, thịt. Điều này có nghĩa là sữa chua có thể giúp bé nhận được một chế độ ăn uống giàu protein mà không cần ăn thịt, trứng quá nhiều.
Những thực phẩm chứa protein rất tốt cho việc duy trì năng lượng của bé suốt cả ngày. Vì thế, cha mẹ trẻ nên cho con ăn sữa chua trong các bữa phụ để giúp trẻ nhận đủ năng lượng cần thiết.
- Giúp bé duy trì trọng lượng cơ thể
Theo một nghiên cứu tại trường đại học Washington, cho con ăn sữa chua sẽ khiến bé cảm thấy ít đói hơn. Từ đó, con sẽ ăn uống có chừng mực, ăn ít hơn và không bị béo phì trong thời thơ ấu của mình. Điều này giúp trẻ tránh bị huyết áp cao và tình trạng cholesterol cao sau này.
Lưu ý: Sữa chua tuy là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé mỗi ngày nhưng chúng ta cũng không nên cho con ăn uống quá nhiều. Liều lượng sữa chua khuyến cáo cho trẻ chỉ nên ăn từ 1 - 2 cốc mỗi ngày.
Nếu bé ăn quá nhiều sữa chua sẽ rất dễ đối mặt với tình trạng quá nhiều axit trong dạ dày. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá, điều này lâu ngày sẽ làm mất đi cảm giác thèm ăn của bé.