Nấu đồ ăn cho con như thế nào để vẫn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ để mẹ có thể đồ ăn cho bé mà không lo mất chất :
Rửa rau đúng cách
Rau củ là thực phẩm cho bé rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ, với nỗi lo về các chất hóa học gây nguy hại cho cơ thể, không ít bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy.
Để đảm bảo các loại rau củ quả bạn mua cho con là tươi ngon nhất, hãy chọn thời điểm mua vào buổi sáng, đặc biệt là lúc người bán vừa mới "mở hàng". Vì đó là thời điểm thích hợp cho bạn chọn loại rau củ tươi ngon và nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước mà nên rửa dưới vòi nước chảy. Như vậy, bạn sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất tan biến vào trong nước.
Thử cho bé ăn một số rau củ không cần gọt vỏ vì hấu hết các chất dinh dưỡng cho bé được lưu trữ trong hoặc ngay dưới lớp vỏ củ quả. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc và rửa sạch vì không phải loại nào cũng cho bé ăn cả vỏ được.
Để giữ vitamin C, cần dùng rau quả, rửa rồi mới gọt - thái, và thái rồi cần nấu ngay, nấu nhanh và sau đó ăn ngay. Cách nấu ăn ngon là cần nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, khi rau chín vừa là đủ. Lâu quá sẽ khiến vitamin trong rau củ sẽ không còn nhiều.
Sữa:
Không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá huỷ. Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau... với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay, như vậy cũng giúp giữ được dinh dưỡng cho bé từ sữa.
Thịt:
Nấu ở nhiệt độ cao quá lâu, chất đạm sẽ giảm dinh dưỡng và khó tiêu. Việc chế biến lâu cũng làm mất chất khoáng, vitamin và khiến chất béo, đường trở nên độc hại.
Cá:
Giống như thịt, nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán (chiên), nhất nên tẩm bột để cá không bị chảy mất nước. Và cần theo dõi không để rán quá, vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút.
Món Rán
Với bé ở giai đoạn ăn dặm, mẹ không nên chế biến món ăn theo cách này, vì ở nhiệt độ cao có thể sinh ra nhiều độc tố không có lợi cho sức khỏe.
Món Hấp:
Đây là cách chế biến thông minh nhất để giữ các chất trong thức ăn dinh dưỡng cần thiết cho bé, vì hấp không có quá trình thực phẩm bị ngâm lâu trong nước. Đồng thời hấp làm thực phẩm mau chín và có màu sắc đẹp mắt hơn.
Luộc và hầm
Cách này không khoa học lắm vì nó khiến thực phẩm bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước và thời gian khi luộc (hầm). Nên dùng nước trong nồi luộc (hầm) trong quá trình xay nhuyễn thức ăn cho bé.
Nướng và rang
Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Với lò nướng chuyên dụng, thịt (cá, hải sản) hay củ, quả có thể được làm chín, giúp bé dễ tiêu hóa và hạn chế tối đa sự mất chất.
Trên đây là một số phương pháp chế biến món ăn quen thuộc,rất mong các mẹ sẽ áp dụng hàng ngày khi nấu ăn cho các con.Để các bé có những bữa ăn ngon miệng và dinh dưỡng.