Ở mỗi giai đoạn phá !important;t triển, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng của trẻ để có thể chăm sóc con yêu một cách tốt nhất, giúp con phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho bé trên 2 tuổi.
1. Chế độ dinh dưỡng cho bé !important; trên 2 tuổi
1.1. Những thay đổi, cột mốc phá !important;t triển của trẻ trong giai đoạn trẻ lên 2
Khi bước sang tuổi thứ 2, trẻ có !important; sự phát triển rõ ràng từ thể chất đến tâm lý, cụ thể như sau:
Giai đoạn này trẻ đã mọc đủ 20 chiếc răng sữa, vì thế các con có thể dễ dàng nhai thức ăn, ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn so với lúc nhỏ khi răng chưa mọc hết.
Bổ sung tinh bột trong mỗi bữa ăn cho trẻ
Hệ xương của trẻ phá !important;t triển nhanh, đặc biệt là xương đùi và xương chày vì thế mẹ có thể thấy rõ sự phát triển chiều cao của trẻ.
Hệ vận động của trẻ cũng có sự thay đổi, thay vì phải phụ thuộc vào người lớn, trẻ có thể di chuyển một cách chắc chắn hơn, cứng cáp hơn.
Từ 2 tuổi, khả năng miễn dịch của trẻ phần lớn phụ thuộc vào việc tiêm vắc xin phòng bệnh.
Thị giác của trẻ cũng thay đổi. Các con có thể nhận biết về khoảng cách, độ sâu, hay sự chuyển động.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng bắt đầu được hình thành. Trẻ có thể nói những câu ngắn và lúc này, mẹ có thể hướng dẫn con, để con có thể nói được những câu dài hơn.
Tâm lý của trẻ cũng có những thay đổi rất rõ ràng. Trẻ trở nên bướng bỉnh hơn, cảm xúc tinh tế hơn, có thể chơi với những đồ vật vô tri như các loại gấu bông, búp bê, đồ chơi khác,… và cho rằng chúng cũng có những cảm xúc như con người,…
Khả năng tập trung của trẻ tốt hơn, trẻ có thể tiếp nhận nhiều kênh thông tin trong cùng một lúc.
Trẻ bắt đầu chủ động giao tiếp, thích chơi với những trẻ khác.
1.2. Chế độ dinh dưỡng cho bé !important; trên 2 tuổi
Từ 2 tuổi trở lê !important;n, mỗi ngày, bé cần 1300 calo để có đủ năng lượng thực hiện những hoạt động trong ngày và giúp phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cung cấp đầy đủ chất đạm cho trẻ
Mẹ cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn có !important; đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Đây là những nhóm dinh dưỡng vô cùng cần thiết đối với trẻ. Trong đó, chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng,… rất quan trọng trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Cho trẻ ăn đa dạng các loại rau củ quả
Đối với các nhóm rau củ quả, mẹ nên cho con ăn đa dạng các loại rau và đặc biệt nên tích cực cho trẻ uống nước hoa quả,… Trong các bữa ăn của trẻ, mẹ nên lưu ý cần có ít nhất 1 loại ngũ cốc, mẹ có thể lựa chọn cháo, cơm hay bánh mỳ,… cho con.
Cho trẻ ăn 2 bữa phụ mỗi ngày với sữa, bánh ngọt,…
Mỗi ngày, bé nên được ăn 3 bữa chính và có thêm 2 bữa phụ với một số món ăn như bánh ngọt, chuối, sữa chua, sữa, váng sữa, bơ hay phô mai,…
2. Phải là !important;m sao khi trẻ biếng ăn?
Từ 1 đến 3 tuổi là !important; giai đoạn mà trẻ bắt đầu có sự thay đổi, phát triển tâm lý rõ ràng, chẳng hạn trẻ biết lựa chọn những món ăn mà mình yêu thích, đồng thời biết từ chối những món ăn mình không thích, hay không muốn bị ép ăn,… Từ đó, dẫn đến tình trạng biếng ăn và đây là vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh rất lo lắng vì nó có thể gây ra tình trạng chậm phát triển, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém ở trẻ.
- Để giải quyết tình trạng này, trước hết, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ như sau:
Do trẻ bị thiếu vi chất khiến các con ăn không ngon miệng.
Chế độ ăn uống không hợp lý, các món ăn không hợp khẩu vị của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không hào hứng trong chuyện ăn uống. Bên cạnh đó khi bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, quá no dẫn đến bé chưa tiêu hóa hết thức ăn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn ở trẻ.
Do thay đổi môi trường sống: Từ 2 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo và khi bước vào một môi trường mới sẽ khiến bé lo lắng, thậm chí có thể sợ hãi dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Do yếu tố tâm lý: Khi bố mẹ thường xuyên ép con ăn cũng có thể khiến cho bé có cảm giác sợ sệt mỗi khi đến giờ ăn.
Do bệnh lý: Khi mẹ đã tìm mọi cách để tạo cảm hứng ăn cho trẻ nhưng bé vẫn biếng ăn, thì rất có thể nguyên nhân là do bệnh lý. Khi mắc bệnh, trẻ thường mệt mỏi và đồng thời có hiện tượng chán ăn. Lúc này, cha mẹ nên đưa con đi khám để được các bác sĩ thăm khám bệnh và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
- Mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn:
Trước hết, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ và sau đó tìm giải pháp khắc phục.
Mẹ nên đặt tiêu chí phải làm sao để giúp con ăn ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, không nên ép con ăn quá nhiều.
Nên cho trẻ ăn khi đói để con có cảm giác ăn ngon hơn và muốn ăn hơn.
Hạn chế cho bé ăn vặt vì nếu ăn vặt quá nhiều bé sẽ không muốn ăn hoặc ăn không ngon khi đến bữa chính.
Chuẩn bị đa dạng các loại thực phẩm cho mỗi bữa ăn, thay đổi khẩu vị cho bé bằng những món ăn lạ, bắt mắt,…
Nên khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng và có cảm giác ăn ngon hơn, đồng thời đây cũng là cách giúp các con rèn luyện sức khỏe.
Nên cho bé cùng ăn với gia đình và để con học cách tự ăn, để bé chủ động hơn và sau này mẹ sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều về vấn đề ăn uống khi con đi học mẫu giáo.
Bên cạnh đó, mẹ có thể cho con phụ giúp trong quá trình nấu ăn, chẳng hạn như lấy gia vị, nhặt rau,… để bé cảm thấy hứng thú hơn với chuyện ăn uống.