Theo cá !important;c chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rau xanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của con người. Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến sẽ làm lượng vitamin trong rau, quả bị hao hụt từ đó khiến nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
Ăn rau luộc có !important; lợi cho sức khỏe
Các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong rau xanh có nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ… có vai trò đặc biệt quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của con người. Ăn rau xanh giúp chống ôxy hóa, làm giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch và ung thư. Đặc biệt, trong rau còn chứa chất pectin có tác dụng hấp phụ các độc tố để bài tiết ra ngoài. Trong các cách chế biến rau thì luộc là cách chế biến phổ biến nhất. Món rau luộc cũng chính là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu luộc không đúng cách sẽ làm lượng vitamin trong rau, quả bị hao hụt đi rất nhiều.
Các chuyên gia đã chỉ ra một số sai lầm trong cách luộc rau mà các bà nội trợ Việt cần tránh để đảm bảo giữ nguyên nguồn dinh dưỡng quý giá trong rau xanh:
Bảo quản rau quá lâu mới chế biến
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, lượng vitamin C trong rau sẽ giảm 26% nếu để rau sau một ngày mới chế biến, giảm 41% nếu qua hai ngày, vì thế rau xanh khi mua về cần chế biến ngay để giữ được chất dinh dưỡng và nguồn vitamin. Trong trường hợp chưa kịp chế biến, bạn nên bảo quản rau củ trong tủ mát, với nhiệt độ từ 5-15 độ C.
Rửa và ngâm rau quá lâu trước khi luộc
Nếu ngâm rau trong nước quá lâu sẽ khiến nước bên ngoài thẩm thấu vào rau và các chất dinh dưỡng bên trong rau sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài. Ngoài việc bị mất các khoáng chất và vitamin, việc ngâm rau quá lâu còn khiến hương vị của rau xanh khi ăn sẽ không tươi ngọt như ban đầu.
Luộc rau quá lâu ở lửa nhỏ
Nhiều bà nội trợ có thói quen ninh rau kỹ cho đến khi thân và lá của rau đã mềm, nhừ. Tuy nhiên, đây là cách làm sai lầm. Nguyên nhân là khi luộc, các vitamin và folate trong rau ngấm vào nước. Khi rau tiếp xúc với nhiệt càng lâu thì lượng vitamin mất đi càng nhiều. Đặc biệt các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bông cải xanh có thể mất hơn 50% chất chống oxy hóa khi đun sôi trong thời gian quá lâu.
Nên mở hay đậy nắp vung khi luộc rau?
Nhiều người thắc mắc trong quá trình luộc hoặc chế biến các loại rau xanh, củ quả nên mở nắp hay đậy nắp thì giữ được chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy, mở vung khi nấu sẽ làm rau giữ được độ xanh tươi. Nếu đậy nắp, các axit và chất diệp lục trong rau phản ứng với nước sôi, rau sẽ mất màu. Tuy nhiên khi mở nắp, rau sẽ lâu chín hơn, từ đó mất nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Để rau vừa xanh tươi, vừa giữ được chất dinh dưỡng, khi luộc bạn có thể cho chút muối vào nước, và đậy nắp kín khi luộc. Muối vừa giữ được màu xanh của rau, vừa làm hao ít lượng vitamin trong rau hơn so với khi mở nắp.
Một vài lưu ý lựa chọn và sơ chế rau để có món rau luộc ngon và giàu dinh dưỡng
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tất cả các loại rau quả trước khi chế biến cần được nhặt, rửa sạch trực tiếp dưới vòi nước chảy hoặc rửa nước trong chậu to, nhiều nước sạch và phải thay nước rửa 3 lần.
Nếu phát hiệt rau quả có màu sắc, mùi vị lạ thì tuyệt đối không được dùng làm thức ăn cho người hoặc gia súc. Đối với các loại quả có thể ăn ngay thì phải rửa sạch, để cho ráo hết nước bám ở ngoài rồi mới bóc vỏ hoặc gọt bỏ vỏ trước khi ăn.
Ở các vùng bị ngập lụt, rau quả cần được ngâm trong nước sạch cho thôi hết bùn rồi rửa kỹ lại đến sạch và tránh làm dập nát rau quả.
Nếu ở vùng đang có dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae, tuyệt đối không ăn rau sống hoặc giải khát bằng nước quả có đá tự chế biến tại một số quán tạm ven đường vì phẩy khuẩn tả có thể nhiễm trong nước tưới rau, nước rửa rau, nước làm đá hoặc từ dụng cụ và bàn tay người phục vụ không được rửa sạch lây truyền vào đồ ăn, thức uống.