Trẻ con vốn dĩ không phải là người lớn thu nhỏ. Do vậy, một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất khác so với người lớn. Do một số cơ quan trên cơ thể chưa hoàn thiện hoàn toàn nên có một số thành phần và các loại thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế để bảo vệ cơ thể đang phát triển của trẻ, cụ thể là:
- Muối
- Đường
- Quá nhiều chất xơ
- Những thực phẩm ít chất béo
1. Muối
Tất cả chúng ta đều biết muối rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của mỗi người. Muối giúp điều hòa lượng dịch trong cơ thể để chúng luôn cân bằng giữ lượng hấp thụ và lượng đào thải ra ngoài qua các con đường khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ muối mỗi ngày, và trẻ nhỏ cần ít hơn, thậm chí trẻ sơ sinh hoàn toàn không cần cung cấp thêm vì sữa mẹ đã đầy đủ lượng muối cần thiết.
Hiện nay, các nhà khoa học đã có nhiều bằng chứng, cho thấy sự có mặt của một lượng muối lớn hơn lượng trẻ cần theo lứa tuổi có thể gây những tác động xấu lên chức năng của thận avf có nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp về sau.
Hơn nữa, các chứng minh còn cho thấy sở thích với các món ăn mặn được tạo nên từ khi còn nhỏ. Bằng cách cho trẻ ăn thức ăn có hàm lượng muối lớn hơn có thể tạo ra khẩu vị ưa mặn sau này, tạo thành một thói quen xấu trong chế độ ăn.
Trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ để cơ thể được khỏe mạnh. Trẻ càng nhỏ, lượng muối chúng cần càng ít.
- Hạn chế lượng muối trong thực phẩm của bé
- – Trong 6 tháng đầu, nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn, nồng độ muối trong sữa hoàn toàn đủ để hỗ trợ sự phát triển bình thường của trẻ.
– Bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ sẽ cần phải chú ý hơn đến lượng muối ăn hằng ngày trong thực phẩm. Để đảm bảo không cung cấp dư thừa muối cho trẻ, mẹ cần một vài thay đổi đơn giản dưới đây:
1. Khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ không cho thêm muối hay bất cứ gia vị nào có chứa muối ăn. Có thể mẹ cảm thấy chúng thật nhạt nhẽo, có thể khiến con nhàm chán nhưng em bé hoàn toàn chấp nhận được điều đó do vị giác của bé vẫn chưa hoàn thiện.
2. Cảnh giác với các thực phẩm đóng gói sẵn. Các loại thực phẩm chẳng hạn như nước sốt, cháo yến mạch,… nấu săn, đóng hộp thường được thêm hàm lượng muối rất cao.
3. Ngay cả các sản phẩm tưởng chừng không có muối như bánh mì, pho mát, ngũ cốc cũng có chứa muối. Hãy xem xét kỹ nhãn mác để tìm những loại không chứa hoặc chứa nồng độ muối thấp hơn.
Hàm lượng muối cao: 1,5g muối/100g ~ 0,6g natri
Hàm lượng muối thấp: 0,3g muối/100g ~ 0,1g natri
Hàm lượng muối trung bình: ở giữa khoảng này
– Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo vừa đủ lượng muối, không quá nhiều thì mẹ nên tự chuẩn bị thức ăn cho em bé của mình.
- Bao nhiêu muối thì đủ?
- Lượng muối cần thiết theo độ tuổi được khuyến cáo như sau:
2. Đường
Vị ngọt luôn là một sở thích tự nhiên không chỉ với người lớn mà ở cả trẻ nhỏ. Các loại thực phẩm ngọt như sữa mẹ và trái cây thường được trẻ ưu tiên lựa chọn hơn. Sở thích với đồ ngọt được chứng minh đến từ thuộc tính giảm đau của đường. Do vậy nhiều mẹ hay thích thêm đường vào thức ăn để khuyến khích trẻ thử món mới.
Tuy nhiên, việc thêm đường vào chế độ ăn của trẻ từ sớm được chứng minh sẽ làm tăng khả năng béo phì, sâu răng và hình thành sở thích với đồ ngọt về sau. Thói quen ăn ngọt khi trưởng thành tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe mà ai cũng biết như: béo phì, tiểu đường, các bệnh tim mạch,…
Giống như muối, trẻ cần rất ít đường trong giai đoạn đầu đời.
- Làm sao để hạn chế đường cho trẻ
- Rõ ràng việc khuyến khích một chế độ ăn lành mạnh ngay từ sớm sẽ dễ dàng hơn việc phải thay đổi thói quen ăn uống xấu khi trưởng thành. Vì thế mẹ nên tránh cho đường vào thức ăn của trẻ cũng như cho trẻ tránh xa các loại đồ ăn thức uống có chứa đường nhé!
– Một vài loại thực phẩm mẹ nghĩ tốt cho trẻ nhưng lại chứa hàm lượng đường khá cao mẹ cần cảnh giác như: bánh quy, trái cây khô, đồ uống đóng sẵn cho bé,…
– Mẹ hãy kiểm tra nhãn mác trước khi mua cho bé sử dụng. Hãy kiểm tra xem sản phẩm đang chứa loại carbohydrate nào hay loại đường nào và hàm lượng của chúng là bao nhiêu, có phù hợp với trẻ không.
Hàm lượng đường cao: ≥ 22,5 g / 100g
Hàm lượng đường thấp: ≤ 5g / 100g
– Đường tự nhiên không chứa thêm bất kỳ lợi ích nào hơn so với đường chế biến. Tất cả các loại đường đều chứa cùng năng lượng và đều tiềm ẩn nguy cơ gây nên béo phì, hỏng răng ở trẻ nhỏ.
– Các loại nước ép trái cây, siro, sữa trộn trái cây, nước có mùi hương thường được đóng gói sẵn cùng với đường. Do vậy nước ép trái cây không đường là lựa chọn tốt hơn cả, đặc biệt là được pha loãng cùng với nước.
– Một lựa chọn khác là nước với sữa, nhưng không phải sữa bò cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi.
– Bữa phụ nên là các thực phẩm lành mạnh ít đường hơn như trái cây tươi, bánh gạo không đường,…
3. Thực phẩm ít béo và nhiều chất xơ
Em bé cần rất nhiều năng lượng và dinh dưỡng từ các bữa ăn để phục vụ cho tốc độ phát triển của mình. Tuy nhiên do dạ dày của chúng quá bé nên lượng thức ăn chúng có thể tiêu thụ là rất ít. Do vậy, hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ rất quan trọng. Trong đó, thực phẩm ít chất béo, nhiều chất xơ dường như không phù hợp với trẻ trong giai đoạn này.
- Chất béo: là nguồn cung cấp năng lượng và vitamin
- – Chất béo ở đây bao gồm chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ ( mỡ thịt, mỡ cá), chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu ( dầu có trong các loại hạt, quả) cùng với đó là các loại chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm chế biến sẵn và có trong sữa của các loài động vật ăn cỏ. Chất béo đặc biệt cần thiết cho trẻ trong mọi giai đoạn từ bào thai, ăn dặm cho tới 8 tuổi, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu chất béo càng cần được quan tâm.
– Trẻ con bắt đầu ăn dặm nếu dùng dầu mỡ sẽ khiến chúng bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Đây là một quan niệm rất sai lầm. Trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải bổ sung 5ml chất béo/ bữa. Trẻ 1 tuổi cần 7ml/ bữa.
– Hãy sử dụng sữa hay sữa chua nguyên kem. Và lưu ý, mẹ không nên chọn sữa bò cho trẻ cho đến khi trẻ đủ 12 tháng. Sữa bò có thể sử dụng trong các món ăn nhưng tránh các loại bán tách kem cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Các loại sữa và chế phẩm từ sữa ít chất béo cũng không phù hợp với trẻ.
Chất béo là thứ không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng chất béo để bé luôn được khỏe mạnh và thông minh.
- Những thức ăn giàu chất xơ: quá nhiều chất xơ có thể lấp đầy khoảng trống của dạ dày bé trước khi chúng lấy được năng lượng từ các loại thức ăn khác. Vì vậy trẻ chỉ cần 1 lượng chất xơ vừa đủ để quá trình phát triển và tiêu hóa được khỏe mạnh. Tuy nhiên việc cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm từ lúa mì nguyên cám, các loại hạt nguyên cám, các loại rau củ chứa hàm lượng chất vừa đủ sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón, cũng như khuyến khích trẻ ăn những loại thực phẩm lành mạnh này khi lớn lên.
4. Thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ
- Thực phẩm đóng gói dành cho người lớn
- Thực phẩm có đường từ các gian hàng của trẻ nhỏ – luôn kiểm tra nhãn mác
- Nước uống ngọt, nước đóng chai
- Sữa chua và phô mai ít béo
5. Thực phẩm cần bổ sung
- Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, bí, củ cải
- Trái cây như chuối, lê, táo, mận và đào
- Gạo
- Phô mai và sữa chua nguyên kem
- Men vi sinh: nên lựa chọn men vi sinh có đủ chất xơ hòa tan cùng vi khuẩn có lợi.