Không những thế, biếng ăn lại có muôn hình vạn trạng, có những đứa trẻ dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định, có những đứa trẻ chỉ chịu ăn một dạng thức ăn nhất định như chỉ thích ăn cháo hoặc cơm trắng, nhưng có những đứa trẻ có thể ăn mọi thứ nhưng lại quá hiếu động để ngồi yên ăn uống. Thường các mẹ biết rằng con cái phải ăn uống đầy đủ mới khỏe mạnh, nhưng sau một thời gian, nó đơn giản thành: ăn hết bát là phúc đức lắm rồi.
Tuy nhiên vẫn có những bước mà tất cả các bà mẹ đều có thể áp dụng để giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Làm sao giúp bé ăn ngon miệng hơn ? Dưới đây sẽ là 14 bí quyết giúp bé ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh để cha mẹ bé tham khảo:
1. Thời gian biểu giúp trẻ ăn ngon miệng hơn: Các bữa ăn nên cách nhau khoảng 3-4 tiếng: 3 bữa chính, 2 bữa phụ, không nên cho trẻ ăn vặt. Nếu bạn lên được kế hoạch như vậy, chế độ ăn của trẻ sẽ cân bằng hơn đồng thời tạo cảm giác đói cho trẻ. Trong bữa phụ, bạn có thể cho bé ăn một số món ăn vặt tốt như: cà rốt, sữa chua, nước uống để tránh các đồ ăn sẵn như snack, bimbim (những loại chứa nhiều muối thường không tốt cho sức khỏe của trẻ).
2. Lên kế hoạch cho từng bữa: Nếu bạn lên kế hoạch cho cả 1 tuần thì sẽ hơi khó, nhưng kế hoạch cho 2-3 ngày một lượt thì sẽ dễ dàng hơn. Một bữa ăn tốt, dinh dưỡng không đòi hỏi phải cầu kì, nhưng cần đủ dinh dưỡng và thay đổi, tránh lặp lại. Thực đơn của bạn nên uyển chuyển giữa nhiều loại thực phẩm.
3. Không chiều ai cả : Có những bà mẹ để con ăn đúng cách thường mua riêng đồ ăn cho từng thành viên trong gia đình. Điều này thường chỉ động viên cho thói khảnh ăn của trẻ, mà cũng làm cho việc đi chợ của bạn mệt mỏi hơn. Bạn nên làm đồ ăn cho cả gia đình chứ không phải từng cá nhân. Việc đa dạng hóa thức ăn sẽ khiến trẻ phải ăn thử nhiều món ăn khác nhau. Trẻ con thường bị ảnh hưởng bởi cha mẹ, dần dần bé sẽ hòa đồng và thích thực đơn chung của cả gia đình.
4. Đừng phàn nàn, quát tháo trong bữa ăn của trẻ: Có thể khó nhưng đừng phàn nàn hay đánh giá gì khi bé đang ăn. Bạn hãy cố gắng trung lập nhất có thể. Bạn hãy nhớ: trách nhiệm của bạn là làm đồ ăn và của con là ăn đồ ăn. Bạn đừng cố gắng lấn sân, kiểu “con phải ăn hết rau” sẽ làm chỉ làm trẻ nảy sinh thái độ chống đối.
5. Kiên nhẫn là mẹ thành công: Khi bạn thêm những món mới vào thực đơn việc làm quen với đồ ăn mới nên diễn từ từ, chậm rãi. Trẻ con sinh ra sợ đồ ăn mới tự nhiên. Một công thức để bạn dễ hiểu: Ăn nhiều thành quen, Ăn quen thành ngon. Bạn nên cho trẻ quen dần với món ăn, ăn nhiều trẻ sẽ thấy ngon miệng, đừng khiến đồ ăn thành một cái gì đó quá đặc biệt khiến chúng đặc biệt lưu tâm. Có nhiều khởi đầu, trẻ con không thích một thứ gì đó, qua nhiều biến hóa, trẻ quen được với món ăn và ăn quen sẽ không còn ghét và có thể là thích món ăn.
6. Món Chấm giúp con ăn ngon miệng: Nếu nhóc nhà bạn kiên quyết không ăn rau, bạn hãy thử làm sốt chấm xem sao? Trong món sốt đặc, rất khó để biết trong đó có gì, đó là một cách hiệu nghiệm để giấu các món rau mà trẻ ghét vào trong. Ngoài ra chấm luôn có sức hút đặc biệt với trẻ con, bạn có thể tạo nên nhiều món sốt chấm rau khá hấp dẫn trẻ con để bé bắt đầu ăn thử.
7. Bữa sáng quan trọng: Thường mọi người thường không ăn đủ chất xơ hằng ngày, và bữa sáng là lúc tuyệt vời để bổ xung chất xơ. Bữa sáng là lúc mọi người có thể dễ dàng ăn những món lạ miệng để khởi đầu ngày mới. Bạn có thể làm gạo lức, các món nguyên cám, hay một số món tốt nhưng lạ miệng mà không khó ăn.
8. Sữa đậu nành là một lựa chọn hay: Kể cả con nhà bạn không dị ứng sữa thì sữa đậu nành vẫn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Sữa đậu nành dễ uống hơn sữa, nhóc nhà bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đổi khẩu vị sau một thời gian bị ép uống quá nhiều sữa. Nhưng cũng không nên cho uống sữa đậu nành quá nhiều.
9. Đừng cắt hết đường: Đường không tốt là điều không còn phải bàn cãi, nhưng nếu bạn cắt hết đường thì cũng không phải giải pháp hiệu quả. Bạn có thể dùng đường có kiểm soát và dùng nó để dụ dỗ nhóc ăn những món bổ dưỡng như trộn hoa quả với đường hay các món chấm đường.
10 Cho trẻ cùng nấu ăn : Nếu nhóc nhà bạn được tham dự vào việc nấu nướng, bé sẽ muốn ăn thử tác phẩm của mình. Bạn có thể cho nhóc đi chợ cùng, cho bé chọn nguyên liệu, cho bé cắt rau, nhặt rau, trộn salad. Kể cả nhóc nhà bạn không chịu ăn rau thì nhóc vẫn sẽ nếm thử món rau mình đã làm. Đây cũng là bước đầu tuyệt vời để bé học cách nấu nướng.
11. Cấm đồ ăn sẵn như snack, bim bim, bánh kẹo: Hãy nhớ rằng bạn chứ không phải bé có quyền quyết định ăn gì và mua gì. Bằng cách giảm bớt lượng thực phẩm trong nhà, bạn sẽ gián tiếp ép trẻ xoa dịu cơn đói bằng những thực phẩm khỏe mạnh hơn như rau, củ, quả, sữa.
12. Vui vẻ: Bạn cần tạo không khí dễ chịu và thoải mái cho không khí ăn uống, cố gắng sáng tạo nên những thứ nhìn hấp dẫn để bữa ăn trở thành một niềm vui với trẻ chứ không phải chiến trường cho cả mẹ và con.
13. Gương mẫu: nếu bố mẹ có thói quen ăn uống xấu thì con cái cũng sẽ nghĩ đó là điều bình thường. Bạn cần thành thực với mình và cắt bỏ những thói quen xấu, hãy luôn nghiêm khắc với bản thân như nghiêm khắc với con cái.
14. Có thái độ đúng mực: Bạn không cần phải nhảy dựng lên trước tất cả mọi món con bạn ăn. Đôi khi chúng ăn lung tung một chút cũng chẳng hại gì, như chút nước ngọt khi đi ăn cỗ hay bỏng ngô khi đi xem phim cũng không có tác động gì kinh khủng về sau nên bạn không cần phải cấm đoán quá mức. Điều quan trọng là thói quen sinh hoạt ở nhà, đừng thiết quân luật mọi thứ, nhưng cũng đừng buông thả trẻ nhà bạn.