Khi tròn 3 tuổi, bé có thể nói được hầu hết về tên tuổi của mình cũng như thông tin về gia đình. Bé cần rất nhiều năng lượng để hoạt động và học hỏi mỗi ngày. Do đó nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi cũng tăng lên nhanh chóng. Các mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc dinh dưỡng sau để giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
1. Đủ 3 bữa mỗi ngày
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi cần đảm bảo 3 bữa mỗi ngày. Hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, chưa hoàn thiện. Vì thế cần chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa nhỏ giúp dạ dày của bé dễ kiểm soát và hấp thu hơn.
– Bữa sáng: Mẹ có thể cho con ăn cháo hoặc nui, trứng gà hoặc bánh ngọt và uống sữa.
– Bữa trưa: Bé ăn cơm cùng gia đình hoặc bạn bè trong trường. Các loại thực phẩm như thịt, cá, đậu hũ, rau xanh.
– Bữa tối: Mẹ có thể chọn một trong các nguồn dinh dưỡng sau: cơm nát, súp, mì sợi, rau, củ và hoa quả.
Khi nấu nướng, mẹ nên chú ý nêm nếm dựa theo khẩu vị của con. Bởi chỉ khi được ăn ngon, ăn đúng khẩu vị mình thích, bé mới cảm thấy thích thú và ăn nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần nấu các món dễ tiêu. Đồng thời tránh cho con ăn quà vặt quá nhiều. Lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm để làm mới thực đơn hàng ngày là điều cần thiết.
2. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của con
Cách tốt nhất để biết chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi nhà mình đã “chuẩn” hay chưa là đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ. Vì đôi khi trẻ suy dinh dưỡng không chỉ do chế độ ăn uống mà còn ở một bệnh lý nào đó mà chúng ta chưa phát hiện. Mẹo nhỏ lưu ý với các mẹ là nên chuẩn bị sẵn một quyển sổ tay nhỏ. Trong đó có đầy đủ những câu hỏi liên quan về chiều cao, cân nặng, chỉ số dinh dưỡng và các chỉ số vật lý khác. Khi ấy bác sĩ có thể giải đáp rõ ràng và chi tiết tình hình sức khỏe của bé. Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng của con sẽ giúp các mẹ đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.
3. Bổ sung đúng dưỡng chất thiếu hụt
Nếu thấy con có triệu chứng sức khỏe bất thường hoặc chậm lớn hơn các đứa trẻ khác. Mẹ hãy tự đặt câu hỏi rằng liệu trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ 3 tuổi có thiếu hụt dưỡng chất nào không. Hãy nhờ đến ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xóa bỏ những nghi ngờ đó. Vì khi thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng mà không kịp thời bổ sung rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Nếu bé thiếu sắt, hãy tăng cường thịt bò, gan, thận, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu…Nếu bé thiếu kẽm, mẹ cần lựa chọn đậu phộng, hạt dưa, thủy sản (hàu, tôm, ốc). Còn khi bé thiếu canxi, mẹ nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Có thể là sữa tươi, sữa chua, phô mai, váng sữa cho bé mỗi ngày.
Khi bé bị còi xương, cha mẹ hết sức lo lắng và họ thường quan tâm rằng bé còi xương nên ăn gì nhằm sớm khắc phục tình trạng này. Còi xương ở trẻ em thường phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân như trẻ thiếu vitamin D, thiếu cân,…
4. Không cần đầy, chỉ cần đủ
Đa số trong khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi, các mẹ thường tập trung vào thực phẩm giàu tinh bột. Vì mẹ nghĩ rằng con ăn giỏi là khi ăn nhiều cơm. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khay thức ăn của con không cần đầy mà chỉ cần đủ chất dinh dưỡng các mẹ nhé! 4 nhóm chất lúc nào cũng phải đảm bảo cho bé là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu một trong những chất đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé.
5. Hãy chọn thực phẩm theo ý của con
Chọn thực phẩm theo ý thích của con dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Đây là một nguyên tắc tưởng chừng như khó thực hiện nhưng lại vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi đúng “chuẩn” là không chứa những món ăn theo kiểu cha mẹ ép buộc. Có thể do cách biệt tuổi tác nên khẩu vị và ý thích của con hoàn toàn khác với người lớn. Thay vì gượng ép, hãy quan tâm và tìm hiểu xem bé thích món nào. Bạn hãy để con tự do lựa chọn món mình thích, có như thế bé mới cảm thấy thích thú và ăn ngon miệng hơn.