Cải tiến cách chế biến món ăn trong bữa ăn của trẻ.
– Thực đơn cân đối dinh dưỡng nhưng người nấu không chế biến ngon, thì thực đơn đó không phát huy hết hiệu quả. Từ những suy nghĩ trên tôi đã cải tiến một món thịt gà om nấm, hoặc món canh su hào, cà rốt nấu thịt lợn; Nếu ta thường xuyên cho trẻ ăn thì trẻ rất dễ chán, ăn không ngon miệng. Tôi đã mạnh dạn đề xuất với BGH và kết hợp cùng tổ nuôi đổi một số món ăn vào thực đơn.
Chế biến một số món ăn chính:
1.Thịt bò lúc lắc: (Theo định lượng của trẻ ngày hôm đó)
* Nguyên liệu: Thịt bò, hành tây, nước tương, dầu hào, hành tái, hành khô (gia vị đầy đủ)
* Cách làm:
– Thịt bò sửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào cối xay, ướp một chút dầu hoà
– Hành tây, rửa sạch thái hạt lựu
– Hành lá rửa sạch thái nhỏ
– Hành khô rửa sạch băm nhỏ
* Cách chế biến: Đặt nồi lên bếp, đun dầu nóng già cho hành khô vào phi thơm ta đổ tiếp thịt bò đã ướp dầu hào vào xào săn cho thêm một chút nước vào ninh đên khi thịt bò chín tới 90% ta cho tiếp hành tây vào đun đến khi thịt bò chín mềm, hành tây chín tới nêm nếm gia vị, cho hành và rắc ít vừng đen cho thơm, tăt bếp bắc ra
* Thành phẩm: Thịt bò chín mền, hành tây chín tới, ăn có vị ngọt của thịt bò và hành tây, mùi thơm đặc trưng của nước tương, màu xanh của hành lá.
2.Thịt lợn hầm hạt sen(theo định lượng của trẻ)
* Nguyên liệu: Thịt lợn, cà rốt, nấm hương, thảo quả, hành khô, hành lá, gia vị
* Cách làm: Thịt lợn rửa sạch bằng nước muối, lọc xương, thái hạt lựu ướp gia vị
– Hạt sen, rửa sạch cho vào ninh nhừ
– Cà rốt sơ chế, rửa sạch thái hạt lựu
– Nấm hương rửa sạch ngâm nước nóng, thái hạt lựu
– Hành khô bóc vỏ, rửa sạch băm nhỏ
– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ
– Thảo quả rửa sạch, cho vào túi lưới
* Cách chế biến: Đặt nồi lên bếp, đun nóng già cho hành khô vào phi thơm, bỏ thịt lợn vào xào săn sau đó đổ tiếp cà rốt vào đun cùng. Ta đổ tiếp nước xương ngan đã ninh vào đun cùng cho đến khi thịt lợn, cà rốt, hạt sen gần chín, cho tiếp nấm hương, thảo quả vào, đun đến khi thực phẩm chín mềm, nêm gia vị vừa vặn, tắt bếp rắc hành.
Việc nâng cao chất lượng bữa ăn là quan tâm của nhà trường. Vai trò của nhân viên cô nuôi một trường có tổ chức ăn bán trú 100% thì đây là một trách nhiệm nặng nề mà đòi hỏi người nhân viên luôn luôn năng động, sáng tạo và tham mưu có hiệu quả trong công tác xây dựng và tiếp cận với tất cả các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non.
Mục đích của chất lượng bữa ăn trong trường mầm non là giúp trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết… chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp trẻ có một sức khoẻ tốt. Đó là những kinh nghiệm quý báu theo chúng ta đi suót năm tháng trong công tác, làm công tác chăm sóc giáo dục và nhất là những người làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú.
Là một nhân viên nuôi dưỡng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa và chuyển tải những kinh nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè và đồng nghiệp ở các trường bạn. Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục
Đây là một số món ăn tôi đã sử dụng tại trường để giúp trẻ ăn ngon miệng. Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi món ăn mới và tham gia vào giờ ăn các lớp đê rút kinh nghiêm kịp thời.
Cần phải có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ và có ý thức học hỏi. Đoàn kết, thống nhất và có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp trong tổ nuôi để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tích cực tham gia vào hoạt động lễ hội trong nhà trường và tham gia thi cô nuôi các cấp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm
Kính mong nhà trường tạo điều kiện mời chuyên gia về dinh dưỡng để giảng và trao đổi cho toàn thể nhân viên cô nuôi bậc học mầm non hiểu biết về dinh dưỡng và các kỹ thuật chế biến món ăn trong trường Mầm Non.