1. Khái niệm của bệnh
Suy thận mãn tính (Chronic Renal Failure) sẽ xảy ra khi chức năng thận bị hỏng khiến cho độ lọc của cầu thận (Glomerular Filtration Rate) giảm xuống dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease)
2. Hậu quả của bệnh
Sau đây là hậu quả của suy thận mãn tính lên dinh dưỡng và quá trình chuyển hóa ở người bệnh.
- Bệnh nhi bị suy thận mãn tính sẽ bị suy dinh dưỡng protein- năng lượng do trong quá trình mắc bệnh trẻ biếng ăn hoặc có rối loạn vị giác;
- Do trẻ bị rối loạn chức năng ống thận nên khả năng nhiễm axit của trẻ cũng vì thế mà gia tăng;
- Trẻ cũng có thể bị chứng mất muối (ví dụ như các bệnh thận tắc nghẽn và các bệnh về nang thận);
- Bệnh nhân cũng có thể bị loạn dưỡng xương do thận do giảm bài tiết PO4 và lượng Ca2+ cũng vì thế mà giảm theo dẫn đến việc gia tăng bài tiết các hormone tuyến cận giáp và cuối cùng sẽ phát triển thành bệnh cường cận giáp thứ phát. Một nguyên nhân khác có thể gây ra chứng loạn dưỡng xương thận ở trẻ chính là do quá trình biến đổi từ 25 hydroxycholecalciferol (thường được biết đến dưới dạng vitamin D) thành 1,25-dihydroxycalciferol (calcitriol- một dạng của vitamin D3).
- Bên cạnh đó, do quá trình bài tiết thận suy giảm, trẻ có khả năng tăng Kali huyết và Mage huyết;
- Trẻ sẽ chậm phát triển hơn bình thường do cơ thể trẻ bị suy thận luôn sản sinh ra các chất chống lại các hormone tăng trưởng;
- Bệnh nhi còn có nguy cơ tăng huyết áp, tăng giữ nước do quá trình hình thành angiotensin II ở trẻ tăng cao ;
- Bệnh nhi suy thận cũng có nguy cơ thiếu máu cao hơn bình thường do cơ thể người bệnh ít khả năng sản sinh ra erythropoietin (một loại hormone thiết yếu tạo ra hồng cầu) ;
- Việc mất đi các vitamin hòa tan nước trong quá trình lọc hay tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở các bệnh nhân suy thận có thể gây ra chứng thiếu vitamin ở trẻ mắc bệnh;
- Hiện tượng thiếu hụt các chất chống oxy hóa có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến cho mức homocysteine (một loại axit amin có trong các thực phẩm giàu protein được hấp thụ vào máu của cơ thể, song nếu cơ thể chứa quá nhiều axit amin dạng này có thể có nguy cơ mắc các bệnh về tim) tăng cao;
- Trẻ bị suy thận cũng có thể bị thừa vitamin A do quá trình đào thải retinol gắn với protein suy giảm
- Bệnh nhi có thể phát sinh bệnh sỏi thận trong quá trình bị suy thận mãn tính do khả năng thanh lọc trong cơ thể trẻ sụt giảm.
3. Khuyến nghị về Dinh dưỡng và Bổ sung Dinh dưỡng
Quá trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ suy thận mãn tính thường khá phức tạp, bên cạnh đó cũng cần phải được tiến hành thường xuyên . Do trẻ bị suy thận mãn tính thường tăng trưởng chậm, do đó, tất cả những thông tin liên quan đến đặc điểm tăng trưởng tiềm năng của trẻ đều phải được xem xét cụ thể.
Có 3 yếu tố được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở các bệnh nhân mắc bệnh thận. Đó là: tiền sử bệnh, thể chất của người bệnh và những đánh giá trong phòng thí nghiệm.
Đối với đánh giá tiền sử bệnh của bệnh nhân, các chuyên gia hay các nhân viên y tế sẽ tiến hành theo thứ tự như sau:
- Trước hết là tiến hành chẩn đoán:
+ Nếu ban đầu bệnh nhân có mắc một loại bệnh nào đó hãy khai báo ngay để được ghi vào hồ sơ/bệnh án
+ Tiếp theo bệnh nhân sẽ được hỏi về phương pháp thay thế thận họ đã sử dụng trong lầAn gần đây nhất: duy trì chưa thay thận, chạy thận nhân tọa, ghép thận.
+ Cuối cùng, các bệnh nhân sẽ được tiến hành đánh giá chế độ ăn uống của họ thông qua các chỉ số sau:
- Các chất điện giải ( Na+, K+, Mg)
- Vitamin, các khoáng chất (Ca2+, PO4)
- Sau đó, từ kết quả chẩn đoán nêu trên bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc cho phù hợp
Về dinh dưỡng các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá thông qua các chỉ số về thể trạng của người bệnh. Cụ thể là:
+ Chiều cao
+ Cân nặng phụ thuộc vào lượng dịch đưa vào cơ thể
+ Vòng đầu
+ Vòng cánh tay và nếp gấp da vùng cơ tam đầu
- Cuối cùng, các nhân viên y tế hoặc các chuyên gia sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm về các chỉ số trong phòng thí nghiệm. Đó là các chỉ số về urê- Nitơ, Cr, Na+, K+, glucose, PO4, Ca2+, Mg, Albumin, CO2, hematocrit, triglycerid, cholesterol.
Sau đây chúng tôi xin được liệt kê một cách tổng quát nhất những lưu ý trong việc tiếp nhận dinh dưỡng ngoài đường ruột ở các bệnh nhân mắc bệnh thận
+ Luôn giám sát thật kỹ lượng chất lỏng cho phép/ tình trạng chuyển hóa, thông tin về độ lọc cầu thận (GFR);
+ Thức ăn công thức cần chế biến dạng sệt ;
+ Cho thêm dầu mỡ nhằm tăng lương calorie trong thức ăn cho trẻ;
+ Trào ngược dạ dày là một dạng bệnh lý thường gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ sơ sinh bị suy thận mãn tính. Cần cho trẻ ăn bằng đường ống thường xuyên để giúp trẻ hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ cũng hấp thu được nếu truyền thức ăn liên tục vào ban đêm. + Cần giám sát cân nặng, lượng ure-nitơ trong máu, lượng albumin, lipit, điều chỉnh cách cho ăn và khẩu phần ăn (tối thiểu là theo từng tháng);
Khi đã hoàn thành những đánh giá sơ bộ về dinh dưỡng, các khuyến nghị sẽ được đưa ra nhằm đảm bảo lượng dinh dưỡng tối ưu phù hợp với chức năng thận ở người bệnh. Đối với các bệnh nhi, hiện vẫn chưa có bất kỳ dữ liệu nào chỉ ra rằng việc giảm lượng hấp thụ protein (với mức thấp hơn chuẩn RDA- Khẩu phần Dinh dưỡng Khuyến nghị theo lứa tuổi) sẽ trì hoãn quá trình phát triển bệnh thận tới giai đoạn cuối . Những khuyến nghị về lượng protein và năng lượng dựa trên chuẩn RDA đối với chiều cao tuổi.
Với bệnh nhân mắc bệnh thận cần cân nhắc đến một vài yếu tố sau trong quá trình áp dụng dinh dưỡng ngoài đường ruột.
Lượng chất lỏng phù hợp để cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu cho người bệnh khi áp dụng chế độ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa (Prenteral Nutrition- PN). Lượng chất lỏng hấp thụ cần kiểm soát nghiêm ngặt do chứng thiểu niệu/ bí tiểu dẫn đến nhu cầu cung cấp các dung dịch ưu trương rất cao. Cần áp dụng chuẩn RDA theo chiều cao tuổi đối với mức năng lượng hấp thụ qua dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa. Bệnh nhân mắc bệnh thận dung nạp tốt hỗn hợp amino axit ở mức protein áp dụng chuẩn RDA theo chiều cao theo tuổi . Vấn đề về tính thiết thực của các dung dịch amino axit theo công thức đặc biệt hiện vẫn còn đang tranh cãi.
Những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên bắt đầu sử dụng các loại dinh dưỡng ngoài đường ruột không chứa các ion K+, Mg2+ và PO43- . Do các nguyên tố vi lượng (ví dụ như vitamin A, Selen) được bài tiết đầu tiên thông qua đường thận nên việc sử dụng các loại vitamin tổng hợp ngoài đường ruột tiêu chuẩn có thể gây ra độc tính ở bệnh nhân. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến nghị sử dụng các loại thực phẩm bổ sung ngoài đường ruột có chứa folate, vitamin C, B các vitamin dạng phức hợp thay thế sẽ hạn chế các tác dụng phụ gây ra cho bệnh nhi trong quá trình sử dụng.
Những thông tin do chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế được những tư vấn từ phía các bác sĩ và nhân viên y tế. Ngoài ra, những lời khuyên của chúng tôi cung cấp có giá trị bổ sung, không đảm bảo hết các công dụng, hỗ trợ, phòng ngừa hay phản ứng phụ cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng. Những tư vấn của chúng tôi không thể bao quát hết được tình trạng sức khỏe của bất cứ đối tượng cụ thể nào. Không nên trì hoãn hay bỏ qua việc đi khám bác sĩ do bất cứ thông tin nào mà imom.vncung cấp. Độc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, ngừng lại hay thay đổi bất cứ một phương pháp nào trong tiến trình điều trị để xác định giai đoạn trị liệu nào phù hợp với bản thân bạn.