Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn của trẻ em 5 tuổi phải giảm bớt lượng dầu mỡ. Các món ăn nên được chế biến từ thịt nạc, cá, tôm… và không nên ăn thịt mỡ và các món chiên xào. Do đó, các bà mẹ cần chuẩn bị cho mình những món ăn ngon, đảm bảo dưỡng chất để giúp các bé 5 tuổi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
5 tuổi là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của một trẻ em, đây là lúc, các bé bắt đầu trở nên hiếu động và làm quen với công việc học tập. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua từng bữa ăn trong ngày rất quan trọng để thể chất và trí não phát triển toàn diện. Thông thường, một em bé 5 tuổi có cân nặng trung bình là 15,66kg (bé trai) và 15,51kg (bé gái). Chiều cao trung bình bé trai là 102,10cm, bé gái là 102,32cm. Các mẹ cần theo dõi cân nặng cũng như chiều cao của các bé để có thể điều chỉnh thực đơn và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
Trẻ 5 tuổi cần bổ sung nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo cho sự phát triển
NHU CẦU BỮA ĂN CỦA TRẺ 5 TUỔI
Ngoài các bữa ăn chính (sáng, trưa, tối), trẻ cần được bổ sung thêm những bữa phụ với các món ăn như cháo, súp, bún, phở và sữa. Hạn chế hoặc tuyệt đối không cho trể ăn bánh, kẹo, nước ngọt, hoa quả trước bữa ăn. Thông thường, trẻ 5 tuổi sẽ cần 2 - 3 bát cơm nát với các loại thức ăn chế biến từ thịt, tôm cua, trứng, lạc, vừng, đậu, đỗ, rau xanh và dầu mỡ; 200ml – 500ml sữa; 2 – 3 bữa phụ như cháo, súp, bún, phở; hoa quả chín ăn sau các bữa ăn theo nhu cầu của trẻ trong 1 ngày. Đặc biệt lưu ý, đối với trẻ biếng ăn, ăn được ít cơm thì những bữa phụ này lại rất quan trọng.
GỢI Ý MỘT SỐ MÓN ĂN CHO BÉ 5 TUỔI
Các món cháo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng của trẻ. Bạn có thể chọn 1 trong các món cháo sau để chế biến cho bé: cháo sườn củ dền, cháo tôm thịt rau cải, cháo cá hồi rau ngót… đều rất thơm ngon và chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng lớn. Tất cả đều rất dễ chế biến, nguyên liệu đơn giản và hương vị phù hợp với các bé.
Bữa trưa là một bữa ăn quan trọng đối với trẻ em 5 tuổi. Bạn nên cho bé ăn cơm để đảm bảo năng lượng được cung cấp đầy đủ cho hoạt động của bé vào buổi chiều. Bên cạnh đó, vào buổi trưa, dạ dày của bé bắt đầu làm việc ổn hơn nên sẽ rất dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Sau đây sẽ là một số thực đơn bữa trưa, bạn có thể tham khảo: Cá phi lê kho tộ + canh thịt rau ngót + cơm; Thịt bò xào rau củ + canh cua rau dền mồng tơi + cơm; Thịt gà xào nấm + canh cá rô nấu cải xanh + cơm; Thịt trứng xào cà chua + canh thịt xà lách xoong + cơm; Thịt đậu phụ xốt cà chua + canh tôm bí xanh + cơm.
Các mà mẹ cũng nên đầu tư thật kĩ cho bữa tối của trẻ. Nên sử dụng cơm cùng một số món ăn kèm cho bữa tối của bé đủ no, đảm bảo đủ năng lượng cho sự phát triển. Bạn có thể tham khảo một số thực đơn như: Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền + cơm; Thịt bò xào nấm + canh cá nấu ngót + cơm; Tôm thịt rim dứa + canh xương hầm đu đủ + cơm; Cá phi-lê rán sốt cà chua + canh mọc rau ngót + cơm; Sườn rim mè + canh nấm đậu phụ + cơm.
Ngoài các bữa cơm chính, các món ăn trong bữa phụ như súp, bánh… cũng rất quan trọng
Ngoài ba bữa chính như trên, các bữa ăn phụ cũng khá quan trọng nên các bà mẹ có con 5 tuổi không nên bỏ qua. Nên chú ý, bữa phụ không phải là bữa ăn vặt do đó cũng nên đầu tư thật kĩ, không nên cho con ăn bữa phụ quá no, tránh làm bé không thấy ngon miệng vào bữa chính kế tiếp. Các món ăn có thể làm bữa phụ cho bé như: bánh quy trộn nước cam, táo, lê hấp, váng sữa; Trái cây trộn sữa chua; Khoai lang nấu táo, Súp gà trứng…
Với những gợi ý trên đây, hy vọng các bà mẹ sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho thực đơn của trẻ em 5 tuổi. Nên lựa chọn các thực phẩm tươi ngon và chế biến hợp vệ sinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.