1. Đọc một cuốn sách hay.
Đọc một cuốn sách là cách để kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Bộ não của trẻ sẽ vẽ ra những hình ảnh tưởng tượng khi đọc. Khi đọc khiến trẻ tưởng tượng nhiều điều nhờ vào thị giác và thính giác, như tưởng tượng hương vị và mùi thơm của chiếc bánh dâu tây, nghe tiếng đàn du dương hay nhìn thấy những con sóng xô đập vào bờ mà nơi đó không có một bóng người…Tất cả những nơi, những cảm xúc mà chưa trải qua nhưng phải tưởng tượng nhằm kích thích não bộ.
Các bạn học sinh trường mầm non Gia Thượng đang say sưa đọc sách tại phòng thư viện
2. Chơi nhạc cụ
Có những bằng chứng cho thấy rằng nếu trẻ chơi nhạc cụ trước 7 tuổi sẽ tăng cường sự kết nối với não. Tuy nhiên nếu sau tuổi đó thì vẫn tốt cho trẻ. Chơi một nhạc cụ cho phép trẻ tăng cường kỹ năng, giảm stress, tăng thêm tự tin…Không có cái gì là quá tốt hay xấu cả!! Tuy nhiên chơi piano và violon là những nhạc cụ nên khuyến khích ở trẻ. Chơi trống, kèn, sáo, guitar và các nhạc cụ khác cũng rất tốt miễn sao đem lại niềm vui chơi cho trẻ!
Bé hãy cùng các bạn học sinh trường mầm non Gia Thượng làm quen với những phím đàn organ nhé!
3. Tập thể dục, thể thao thường xuyên.
Chơi thể thao ngoài giúp tăng lượng oxy đến não bộ, ngoài ra còn giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề. Trẻ có tinh thần đồng đội, linh hoạt hơn trong khi luyện tập cùng bạn bè. Thật vậy đây là một hoạt động cần phải có trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vì vậy, nếu muốn trẻ có hiệu suất học tập cao nhất, hãy dành thời gian để tập thể dục, chơi thể thao!
Các bé đang say sưa rèn luyện trong giờ thể duc buổi sáng
4. Cùng chơi đùa với bạn bè
Khi trẻ chơi cùng với bạn bè sẽ làm tăng sự đồng cảm, cùng nhau chia sẻ, giải quyết vấn đề giữa các trẻ với nhau. Điều này rất là quan trọng!
5. Tăng khả năng quan sát
Hãy giúp trẻ quan sát những gì diễn ra chung quanh, hãy dành thời gian nghe chim hót, ngắm nhìn phong cảnh khi đi chơi, tham viện bảo tàng, những bức tranh đẹp… điều này giúp cải thiện tư duy quan sát của trẻ.
Các bé đang quan sát và trò chuyện về những loại hoa ở vườn trường
6. Chơi các trò chơi nhóm, giao lưu tập thể
Hoạt động chơi có sự giao lưu, phân công nhiệm vụ trong các nhóm hay giao lưu tập thể chính là sự tổng hòa các hoạt động thể chất, giao tiếp và kỹ năng sống. Thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu tập thể, trẻ sẽ rèn luyện được ý thức tự lập, ý thức tập thể để phát triển toàn diện bản thân về cả Thể chất- Nhận thức- Ngôn ngữ- Thẩm mỹ- Tình cảm.
Các bé đang phân công theo nhóm để tạo nên công trình xây dựng " Trường mầm non Gia Thượng thân yêu "
7. Làm thủ công
Chỉ cần kéo, giấy thủ công, keo… có thể giúp trẻ phát triển tính sáng tạo, khéo léo và lý luận.
Chúng mình dùng kéo khéo không nào?
8. Xếp những hình khối
Trẻ có thể xếp những hình khối để xếp thành cái nhà hay chiếc xe hơi, điều này nhằm phát triển khả năng toán học, vật lý và kỹ thuật của trẻ. Các trò chơi cũng giúp trẻ hiểu được các khái niệm về không gian và sẽ rất hữu ích cho trẻ trong tương lai.
9. Tập khiêu vũ
Theo nghiên cứu của Anh thì khi khiêu vũ đòi hỏi người chơi phải đúng nhịp, những điệu, bước nhảy liên tục và hoàn hảo đòi hỏi trẻ rất linh hoạt và nhịp nhàng trong từng điệu nhảy. Ngoài ra đòi hỏi sự phối hợp và tăng khả năng nhận thức. Điều quan trọng là con trẻ yêu thích cho từng điệu nhảy!
Các bé trường mầm non Gia Thượng trong tiết mục Nào mình cùng nhảy
10. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Để cho bộ não hoạt động tốt cần có đầy đủ protid, vitamin, khoáng chất, chất béo tốt…. Điều này rất cần cho sức khỏe, trí nhớ của trẻ. Và làm sao khi mà mỗi bữa ăn là niềm vui cho trẻ,được ăn uống được chuyện trò với bố mẹ, anh chi em… Hãy dành thời gian để thưởng thức bữa ăn và điều này cũng tốt cho não bộ.
Các bé trường mầm non Gia Thượng được các cô chăm sóc trong bữa ăn
11.Nghỉ ngơi.
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin mới. Não cần được nghỉ ngơi để hoạt động với hiệu suất cao nhất. Đôi khi bạn nghĩ rằng ngủ là lãng phí thời gian nhưng ngủ giúp não lưu trữ các thông tin đã thu thập được. Điều này có thể giải thích tại sao mọi thứ luôn có vẻ rõ ràng và sáng sủa hơn sau một giấc ngủ ngon!
Sau giờ ăn, các bé lại được các cô chăm sóc trong giờ ngủ trưa đấy