Dịch SỐT XUẤT HUYẾT đang hoành hành ngang dọc với diễn biến vô cùng phức tạp trên 61/63 tỉnh thành, với 60.000 ca bệnh ghi nhận. Đặc biệt số người bệnh ở các tỉnh miền Bắc năm nay tăng cao hơn với cùng kỳ năm ngoái.
✅ Để ngăn chặn cũng như phòng chống tối đa nguy cơ mắc bệnh, nhà trường đã triển khai những hoạt động phòng chống dịch bệnh vô cùng tích cực như phun thuốc muỗi vào cuối tuần 3 tháng /lần (tránh ảnh hưởng đến con) và tăng cường tẩy rửa đồ chơi bằng cloramin B vào thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, lau sàn bằng Cloramin B vào mỗi buổi chiều. Cho dù khuôn viên trường rộng thoáng, không có khu vực ẩm thấp để muỗi sinh đẻ nhưng vẫn cần phải đề phòng, "cẩn tắc vô áy náy" nhất là trong đợt dịch cao trào hiện nay!
Giáo viên cọ rửa đồ chơi hàng tuần
Giáo viên khử trùng sàn nhà và hành lang bằng cloramin B
✅ Ngoài nhà trường, ba mẹ cũng chú ý những điều sau nhé
- Không phải ốm và sốt mà dùng kháng sinh, bởi nó là virus chứ ko phải vi khuẩn. Với virus, dùng kháng sinh không hề có tác dụng.
- Không tự ý uống thuốc hạ sốt. Ví dụ hạ sốt Aspirin ( hay Ibuprofen) có tác dụng phụ loét dạ dày, có thể chúng giảm kết tụ tiểu cầu làm xuất huyết nặng thêm. Nếu muốn Hạ sốt, bố mẹ nên dùng Paracetamol, uống đúng liều, không được uống quá.
- Không tự ý truyền dịch linh tinh, vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Không nên quá sốt ruột, mọi người cứ uống nhiều điện giải (Oresol 2-3 lít mỗi ngày, pha ĐÚNG TỶ LỆ, với NƯỚC NGUỘI, PHA NGÀY NÀO UỐNG NGÀY ẤY, ko để tới hôm sau. Truyền dịch chỉ dành cho người không ăn uống được.
- SAU KHI HẠ SỐT MỚI LÀ LÚC NGUY HIỂM NHẤT. Cần theo dõi và nghỉ ngơi, nhất là xem phân có bị xuất huyết trong ko ( xuất huyết trong, phân sẽ có màu đen).
- VẬY PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ SỐT? Chúng ta cần xét nghiệm máu. Xét nghiệm sau 24h kể từ khi bị sốt sẽ chính xác. Và cứ 2-3 hôm làm xét nghiệm lại theo dõi tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu bình thường nằm trong 150-450. Tuy nhiên, tầm DƯỚI 50 MỚI PHẢI NHẬP VIỆN. Khi xét nghiệm mới biết chắc mình có bị sốt xuất huyết ko, đang ở mức độ nào, phải nhập viện hay không.
Nếu bị chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước Cam, Bưởi ép... bổ sung vitamin C, kiêng tắm (rửa ráy và lau người bằng nước ấm). Tránh gió ngoài trời ( quạt trong nhà không sao). Uống nhiều nước điện giải ( uống Oresol, uống bằng hết 2-3 lít mỗi ngày, tùy vào nhu cầu cơ thể) Uống thêm C sủi.
Lúc nào khó ăn quá, mọi người ăn cháo thịt, nhớ để cháo nguội , KO ĂN NÓNG. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Sau 7-10 ngày tự nó sẽ khỏi, vì vậy người lớn có thể ở nhà. NHƯNG TRẺ NHỎ CẦN VÀO BỆNH VIỆN THEO DÕI. "Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân không nên tắm nước nóng hay xông hơi, càng không nên uống bia rượu vì như vậy càng làm cho mạch bị dãn ra mạnh và xuất huyết nặng thêm. Bệnh nhân chỉ được lau người bằng nước ấm, tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để tắm vì nước lạnh làm co mạch ngoài da nhưng lại làm dãn mạch trong nội tạng. Điều này là nguy cơ chính gây ra tử vong."
✅ ✅ P/s: Để phòng tránh
- Ngủ trong màn kể cả ban ngày
- Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch tại địa phương
Ba mẹ chú ý và kết hợp cùng nhà trường đẩy xa dịch Sốt xuất huyết, ba mẹ nhé!