Tiết giao mùa hiện nay là thời điểm căn bệnh tay chân miệng,tiêu chảy cấp.... ở trẻ em đang có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống. Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3- 5 và tháng 9- 10. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em nhỏ có thể gây tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, và là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy cấp khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Nếu trẻ bị tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài, những trường hợp tiêu chảy xảy ra sớm ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mạn tính.
Bệnh thường báo hiệu sớm bởi trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, ngày hôm trước rồi đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày, nôn, mất nước.
Kèm theo với tiêu chảy phân lỏng, trẻ có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhầy, có máu, mót rặn đau quặn bụng trong trường hợp tiêu chảy ra vi khuẩn lỵ
Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do Rota virut, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ và nhiều vi khuẩn, ký sinh khuẩn khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng,tiêu chảy cấp,..Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã có những tuyên truyền để phụ huynh khi gửi trẻ đều biết về tình hình của dịch bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cấp,...Đồng thời, yêu cầu giáo viên thực hiện đúng quy chế chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên rửa tay trước khi chia cơm, học sinh rửa tay, rửa mặt trước khi ăn. Bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, của các bé đều được làm sạch hàng ngày và được khử khuẩn bằng cloramin B 1 lần/ tuần.
Mỗi ngày, sau khi trả hết học sinh, các cô giáo sẽ tiến hành rửa cốc, giặt khăn mặt bằng xà phòng, hấp sấy khô theo đúng quy định để hạn chế khả năng lây chéo của bệnh.
Học sinh xếp hàng rửa tay trước và sau khi ăn
Giáo viên khử khuẩn lớp học bằng cloramin B hàng tuần
Giáo viên rửa đồ chơi của trẻ
Giáo viên luộc cốc của trẻ
Giáo viên giặt khăn mặt của trẻ trước khi đưa vào luộc, hấp, sấy
Giáo viên luộc khăn trước khi đưa vào hấp
Giáo viên xếp khăn mặt để hấp, sấy
Trong công tác bán trú. nhà trường nghiêm túc thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại bếp ăn trong nhà trường; đảm bảo cung ứng thực phẩm an toàn, có lấy và giữ mẫu thức ăn "lưu" hàng ngày (thịt lợn, thịt bò, gà, cá, trái cây, rau, củ, quả, bánh, sữa...). Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện ăn uống chín, không dùng chung khăn mặt, cốc, thìa, bát, đũa khi ăn. Duy trì vệ sinh khử trùng khu vục nhà ăn, bếp, dụng cụ chế biến, bát đũa, sử dụng bếp nấu đạt tiêu chuẩn.
Nhân viên nuôi dưỡng chia cơm cho từng lớp học
Nhân viên nuôi dưỡng thực hiện khử trùng sàn nhà
BGH kết hợp Công đoàn nhà trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đảm bảo ATVSTP hàng ngày, theo dõi vệ sinh bán trú và công tác bán trú (Học sinh ăn ngon, ăn đủ, ăn sạch, ngủ ngon, đủ giấc...), tạo niềm tin cho phụ huynh khi cho các bé học tại trường.