Đồng dao nghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em. Nếu ca dao là nguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm giữa cuộc sống, thì đồng dao cũng lại tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tính chất tương tự. Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Chức năng chủ yếu của đồng dao là thẩm mỹ và giáo dục. Cấu tạo của đồng dao có những nét độc đáo, không áp dụng vào tục ngữ, ca dao được. Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trước hết là tập cho các em nhỏ tuổi phát âm chính xác: Nu na/ Nu nống/ Cái trống/ nằm trong/ Cái long/ nằm ngoài/… Bài đồng dao này luyện cho các em nói âm N phân biệt với L. Hay trò chơi Đếm sao: Một ông/ sáng sao/ Hai ông/ sao sáng/ Ba ông/ sáng sao… là bài tập về số đếm, vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề như một số bài số học.
Sinh hoạt đồng dao có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em. Trẻ không thuộc bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó. Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện. Tuỳ theo lứa tuổi, trẻ có thể chơi các trò khác nhau. Lúc còn nhỏ, chúng có thể chơi các trò: Chi chi chành chành, ,Mèo đuổi chuột,Kéo co,Nhảy bao bố, Ô ăn quan, Chi chi chành chành Oẳn tù tì…..
Với ý nghĩa to lớn của việc đưa trò chơi dân gian vào trường học, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể và phụ huynh học sinh trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Vấn đề đặt ra là các trường học, các khu vui chơi, giải trí công cộng cần phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho các em khi đến với các trò chơi dân gian.
Dưới đây là một số hình ảnh của trẻ chơi trò chơi dân gian:
Trẻ chơi trò chơi " Vuốt ve"
Trò chơi "Lộn cầu vồng"
Cả lớp chơi trò chơi "lộn cầu vồng"
Cô và trẻ chơi " Chi chi chành chành"
Nhóm trẻ chơi " Chi chi chành chành"
Trẻ chơi " Kéo cưa lửa xẻ"