!important; Việc tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với văn học, nhất là thơ ca sẽ rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ cũng như nhận thức, nâng cao năng lực thẩm mỹ của trẻ. Thông qua những bài thơ trẻ thấy vui hơn, bình tĩnh lại, lắng nghe nhiều hơn, khuyến khích trẻ đọc theo và dễ thể hiện lại bài thơ theo cảm xúc riêng của trẻ. Ban đầu, trẻ tiếp xúc với thơ ca chỉ là sự cảm nhận nhịp điệu, rồi đến vần. Sau đó, trẻ sẽ dần dần vỡ về ý nghĩa của từng từ, liên hệ nội dung của bài thơ đến cuộc sống, như vậy trẻ sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới xung quanh thông qua tư duy ngôn ngữ sớm.
Với những ý nghĩa tích cực như vậy hàng ngày, hàng tuần trong các hoạt động ở lớp giáo viên lớp B1 luôn đưa những vần thơ vào giới thiệu, đọc cho trẻ nghe, dạy cho trẻ thuộc, liên hệ nội dung bài thơ với cuộc sống thường ngày để trẻ có thể cảm nhận được ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan một cách sông động nhất. Sau đây là 1 số hình ảnh của trẻ lớp B1 qua giờ học thơ: "Từ hạt tới hoa" - Tác giả: Nguyễn Châu
Các bạn lớp B1 chơi trò chơi: Gieo hạt nảy mầm
Cô đọc thơ diễn cảm cho chúng mình nghe này
Bài thơ còn có hình ảnh minh hoạ rất thật nữa nhé
Các bạn tổ 1 đọc thơ rất hay
Tổ 2,3 đọc hay không kém nhé
Còn đây là tổ 4 nè, các bạn đọc to rõ ràng lắm
Cô mời nhóm các bạn trai lên đọc thơ này
2 bạn gái lớp tớ giỏi lắm đọc thơ rất hay nhé
Bạn Hân lớp tớ tự tin đọc thơ 1 mình luôn đó
Cuối giờ học lớp tớ hát bài: "Em yêu cây xanh" nữa đấy.
  !important; Qua giờ học trẻ biết liên hệ nội dung bài thơ với cuộc sống, biết quá trình phát triển của cây từ hạt, từ đó làm tăng thêm vốn từ hay sự hiểu biết, nhận thức về thế giới xung quanh cho trẻ.