Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.
Sau đây là 1 số hình ảnh trong giờ học tạo hình của các bạn lớp MGL A2:
Cô Trang và các bạn trong giờ học.
Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc.
Các con cùng quan sát trò chuyện về tranh gợi ý
Quan sát tranh
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa - xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh.
Bạn Tuệ Thư với sản phẩm của mình
Bạn Minh Khuê với tranh của mình
Bạn Bích Ngọc với bức tranh của mình
Trẻ em “chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ em luôn hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ sẽ được học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học, nên việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- Thẩm mỹ- Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.