Những năm thá !important;ng đầu đời là quãng thời gian trẻ tự mình học hỏi và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Trong quãng thời gian này, bằng cách học hỏi từ bố mẹ và những người xung quanh, trẻ sẽ tự bổ sung cho mìnhnhiều kỹ năng cần thiết khác nhau. Tuy nhiên, việc hiểu và nắm bắt được cách xem đồng hồ cũng như ý nghĩ về thời gian không phải là điều trẻ có thể tự học hỏi được mà cần phải có sự hướng dẫn của bố mẹ và cô giáo.
Khi cò !important;n nhỏ, trẻ con thường vẫn chưa quen thuộc lắm với khái niệm về thời gian, ví dụ như vẫn không biết cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành một công việc hoặc để đi từ nơi này đến nơi khác. Chắc bạn cũng từng rơi vào trường hợp tương tự, khi cả gia đình bạn đi đâu đó, trẻ cứ mỗi 10 phút lại thắc mắc rằng còn bao lâu nữa mới đến nơi dù bố mẹ đã trả lời rằng chuyến đi sẽ mất khoảng 1 giờ. Vấn đề này xảy ra là do bé vẫn chưa thể tự mình ước chừng được thời gian.
Khi con bạn lớn lê !important;n và các hoạt động thường ngày bắt đầu trở thành một phần của cuộc sống, chúng sẽ dần dần hiểu được cách vận hành của thời gian trong cuộc sống của chính mình. Từ việc chuẩn bị đến trường, đến việc chơi trò chơi điện tử, mỗi việc sẽ giúp trẻ hiểu thêm được một chút về thời gian. Cũng chính lúc này, bố mẹ và cô giáo cần dạy cho trẻ biết cách đọc đồng hồ để có thể quản lý được thời gian hàng ngày của bản thân.
Chú !important;ng ta cùng đến với giờ học : " Dạy trẻ xem đồng hồ " của các bạn nhỏ lớp MGL A2 nhé.
Cô cùng trẻ hát bài hát: " Chiếc đồng hồ báo thức".
Cô hướng dẫn trẻ cấu tạo và công dụng của các loại kim đồng hồ.
Cô hướng dẫn trẻ cách xem giờ.
Cô hướng dẫn trẻ cách xem giờ.
Trẻ thực hành đọc giờ trên đồng hồ thật.
Trẻ thực hành xem đồng hồ
Đồng hồ thường khô !important;ng hiển thị 60 phút mà chỉ hiện thị những bội số của 5, chạy từ 1 đến 12. Vì vậy, khi trẻ đã có thể đếm thành thạo đến 60, hãy bắt đầu tập cho trẻ chia 5 số liên tiếp thành các nhóm nhỏ. Điều này sẽ cho phép trẻ làm quen và hình dung được cách cho 5 số liên tiếp từ 1 đến 60 vào một nhóm. Mỗi nhóm sau đó được gắn với một số, tạo thành các chữ số trên đồng hồ.
Một khi bé !important; đã bắt đầu thành thục với những con số, bé đã sẵn sàng tiếp tục làm quen với chiếc đồng hồ rồi. Có thể sử dụng chính đồng hồ trong nhà bạn, hoặc cùng con trổ tài khéo léo làm một chiếc đồng hồ thủ công, dù thế nào đi nữa thì cũng đều có thể cho con nhận biết kim giờ, kim phút, kim giây và xem chúng khác nhau thế nào.Cùng bé trải nghiệm những điều thú vị, rèn luyện được trí nhớ, khả năng tư duy, mẹ có thể kiểm tra hằng ngày mỗi khi nhìn lên đồng hồ treo tường và hỏi “Bây giờ là mấy giờ thế?” .Buổi học này các cô đã giúp các bé hiểu được cách xem đồng hồ đơn giản. Các cô rất mong có sự phối hợp của các phụ huynh giúp bé xem đồng hồ được tốt hơn nữa.