!important; Cứ mỗi độ lá vàng rơi, hương cốm nồng nàn khắp con phố là một mùa trăng thân thương lại trở về. Tết Trung Thu từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi vì nó mang nguồn gốc và ý nghĩa rất thú vị và đặc sắc.
Chú Lân đáng yêu bên chú Tễu và chú Cuội
  !important; Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ngày này đã trở thành ngày tết của trẻ em, tết của mọi nhà, và còn được gọi là tết trông trăng, tết đoàn viên. Vào dịp tết này, trẻ em sẽ rước đèn ông sao, xem múa lân, ca hát. Nhiều nhà thường tổ chức bày cỗ, trông trăng. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."
Khô !important;ng khí Trung thu đã có ở khắp mọi nơi trong trường mầm non Gia Thượng
  !important; Với mục đích chính đưa trẻ đến gần hơn với không khí Trung thu, trường mầm non Gia Thượng và các cô giáo lớp MGN B2 đã cùng nhau tham gia rất nhiều các hoạt động như: Lễ hội đèn lồng, bày mâm ngũ quả, liên hoan văn nghệ, vui cùng chú Lân và phá cỗ liên hoan. Bạn nào cũng háo hức và rất vui mừng trong không khí đặc biệt này!
Trung thu đã đến với trường mầm non Gia Thượng rồi các bạn ơi!
  !important; Tết trung thu là dịp để mọi người quây quần bên nhau, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Trong ngày tết đặc biệt này không thể thiếu đi bánh dẻo, bánh nướng, hạt dưa, hạt bí, và tất nhiên, quan trọng nhất là phải có mâm ngũ quả. Và trung thu của các bạn nhỏ lớp MGL A3 cũng vậy, không thể không có mâm ngủ quả. Các bạn nhỏ của chúng ta đã cùng với bố mẹ mang đến lớp rất nhiều loại hoa quả, bánh kẹo khác nhau để cùng nhau tạo lên 1 mâm ngũ quả vô cùng đặc sắc.
Mâm ngũ quả của các bạn nhỏ lớp MGN B2
Các bé đang nô nức tham gia Lễ hội đèn lồng.
Những chiếc bánh Trung thu đặc biệt của lớp MGN B2 chúng tớ đấy!
Chúng tớ đang liên hoan phá cỗ đấy các bạn ạ!
Các bạn thân mến vậy là một mùa trăng lại đến, chúc các bạn một mùa trăng vui vẻ và ấm áp nhé!