Việc hình thành các biểu tượng toán học từ hoạt động làm quen với toán giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… Góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ, sử dụng đúng các từ ngữ trong toán học. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thầm mĩ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.
Với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, những giờ học làm quen với toán càng quan trọng, bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản cho trẻ trước khi vào trường tiểu học.
Dưới đây là một số hình ảnh trong giờ học: Dạy trẻ xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ:
Cô và các bạn chơi "Giấu Tay"
Cô cho trẻ ôn lại bên trái bên phải của trẻ
Cô giới thiệu bài học hôm nay
Cô mời trẻ trả lời câu hỏi
Bạn Khang hăng hái phát biểu bài
Cô mời bạn Lâm lên cầm bóng ra phía trước và hỏi trẻ
Bạn Bích đang phát biểu bài
Kết thúc bài học, cô cho trẻ chơi trò chơi đi vòng tròn và nghe hiệu lệnh của cô, khi có hiệu lệnh cô bảo về phía nào thì các bạn đứng về phía đó của cô
Các bạn đang chơi trò chơi củng cố
Toán truyền đạt cho trẻ những khái niệm kiến thức dễ nhất. Toán học chính là sợi dây liên kết giữa toán học với đời sống thiết thực hành ngày. Giúp trẻ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Hầu hết trẻ mẫu giáo được học toán đều có ý thức tự chủ, độc lập trong cuộc sống. Bởi các em được rèn luyện tư duy logic ngay từ khi còn nhỏ.
Buổi học kết thúc, các bạn rất vui vẻ và tiếp thu được nhiều kiến thức. Bé nào cũng yêu thích giờ học toán.