!important; Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là đc vui chơi… không những thế thông qua các hoạt động góc hằng ngày giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng làm cho thế giới xung quanh của các bé trở nên tươi đẹp hơn và rộng lớn hơn.
  !important; Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, vì vậy giáo viên mầm non đóng vai trò là người hướng dẫn để trẻ có thể hoạt động một cách tích cực, vui vẻ và thoải mái nhất. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm được điều đó. Ở trường mầm non hoạt động góc chính là phương tiện giúp trẻ tham gia vào “ Xã hội người lớn” một cách hiệu quả nhất.
  !important; Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: Cô giáo, bác sỹ, chú công nhân, cô bán hàng… với vai trò đó chúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chân thật nhất.
  !important; Cùng quan sát các bé lớp mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi B5 tham gia vào hoạt động góc, chúng ta sẽ thấy rõ hơn một “ xã hội người lớn thu nhỏ” được miêu tả một cách sinh động ,sáng tạo và đầy chất trẻ thơ.
  !important;Ví dụ: Góc xây dựng: Trẻ giả vờ đống vai chú công nhân, những việc làm của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công việc của người công nhân đồng thời trẻ biết hợp tác với nhau để thực hiện một công việc được giao.
  !important; Những cô chú công nhân xây dựng làm việc hăng say.
  !important;
  !important; Góc bán hàng: Trẻ tự tin tham gia trò chơi đóng vai, người bán hàng và người mua hàng hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp, sử dụng tiền để trao đổi hàng hoá.
  !important;Góc gia đình: Trẻ chơi trò chơi bế em, cho búp bê ăn, chơi rubic…
Gó !important;c nấu ăn: Trẻ còn đóng vai các thành viên trong gia đình và cùng nhau nấu ăn,quây quần bên mâm cơm gia đình.
Góc văn học: Trẻ được lựa chọn sách truyện theo ý thích của bản thân được hoà mình vào một không gian mới lạ, yên tĩnh.
Góc bác sĩ: Trẻ được đóng vai làm làm bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân.
  !important; Góc âm nhạc: Trẻ tự tin thể hiện mình làm ca sĩ.
Góc kĩ năng: Trẻ cùng nhau thực hành kỹ năng sống như: phơi quần áo, đánh răng, rót nước, xúc hạt, lau lá cây…
Góc steam: Trẻ được khám phá nhiều nguyên vật liệu mở, đồ dùng và đồ chơi thông minh làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.
Góc vận động: Trẻ được chơi các trò chơi vận động như bật tách chụm chân, đi cà kheo, thí nghiệm, trò chơi cát….
Góc thiên nhiên: Trẻ trải nghiệm bán cà phê, pha nước uống, đọc sách truyện, tưới cây…
Góc sinh nhật: Các bé tổ chức sinh nhật hàng tháng rất vui vẻ.
Như vậy, qua giờ hoạt động gó !important;c trẻ được phát triển phong phú và mở rộng các mối quan hệ xã hội, phản ánh sáng tạo độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin.Trẻ rất thích các hoạt động góc tại trường, hoạt động góc giúp trẻ hiểu và hợp tác với nhau hơn. Từ đó, trẻ dễ dàng mô phỏng lại xã hội của người lớn. Hơn nữa, hoạt động này còn có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Đồng thời, là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.