Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện để giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ nói, đọc, viết có ỹ nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề của trẻ.
Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nên trong mỗi giờ học cô giáo luôn chú ý rèn trẻ phát âm đúng, rõ ràng các câu nói của trẻ. Giờ học thơ: "Củ Cà Rốt" Của các bé lớp D2 cũng nhằm mục đích rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước khi dạy trẻ đọc thơ,cô giáo luôn đọc mẫu để giúp trẻ nhớ nội dung bài thơ.
Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
Cô giáo giảng nội dung và đàm thoại theo nội dung bài thơ giúp trẻ hiểu rõ hơn về bài thơ.
Cô giảng nội dung và đàm thoại về nội dung bài thơ.
Trẻ cùng cô đọc thơ để nhớ nội dung bài thơ.
Trẻ đọc thơ cùng cô.
Trẻ đọc thơ cùng bạn để cùng nhau sửa sai.
Trẻ đọc thơ cùng bạn.
Trong mỗi giờ học các cô giáo luôn cố gắng tạo sự hứng khởi cho trẻ khi tham gia học tập để giờ học của trẻ đạt kết quả cao và có nhiều kiến thức được trẻ lĩnh hội. Mong rằng các cô sẽ có nhiều giờ học bổ ích và thú vị cho trẻ.