Như chúng ta đã biết giáo dục lễ phép, chào hỏi được xem là giáo dục cơ bản, đầu tiên trong quá trình học làm người. Tại sao phải lễ phép? Đó là điều trẻ phải làm trong giao tiếp từ khi còn bé đến trưởng thành và tồn tại xuyên suốt trong cuộc sống. Việc giáo dục lễ phép cho trẻ không đơn giản như nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ là dạy trẻ khoanh tay, chào hỏi... Lễ phép là sự tôn trọng của mình đối với người khác và cũng là tự tôn trọng mình. Bài học lễ phép cũng như mọi bài học khác, cần được rèn ngay cho trẻ khi còn nhỏ bởi đây chính là giai đoạn định hình tính cách trẻ. Người lớn vẫn thường cho qua những cư xử thiếu lễ phép của trẻ khi còn nhỏ, tuy nhiên chính những cư xử thiếu lễ phép đó sẽ dần dần góp phần làm nên tính cách trẻ. Hãy rèn thói quen lễ phép, lịch sự ngay từ khi trẻ biết ý thức, để trẻ hiểu mình là một thành viên của gia đình, xã hội và mình có trách nhiệm về những hành vi cư xử của bản thân.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là việc quan trọng, đặc biệt là kỹ năng lễ phép chào hỏi mà người lớn cần phải chú ý đầu tiên. Từ cổ chí kim ông bà ta đã dạy" Tiên học lễ, hậu học văn", điều trước hết ta phải dạy cho trẻ cách chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi, biết được một số hành động lời nói thể hiện sự lễ phép với ông bà, bố mẹ và mọi người.
Để tạo hứng thú cho trẻ trước khi bắt đầu vào giờ học cô và trẻ cùng hát bài" Chim vành khuyên".
Nào các bé cùng làm quen với bạn bằng hành động chào hỏi nào.
Cô dạy trẻ kỹ năng lễ phép chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi.
Cùng các bạn chơi trò chơi: Thi xem đội nào nhanh.
Thông qua bài học, trẻ đã biết cách chào hỏi người lớn, mời người lớn trước khi ăn, đó là các hành động thể hiện sự lễ phép của mình đối với người lớn. Ngoài ra còn có rất nhiều các hành động khác cũng thể hiện sự lễ phép như là chào cô khi đến lớp, biết cảm ơn và xin lỗi.