Con người Việt Nam ta xưa hay theo lối sống thâ !important;n thiện, hòa đồng, nhã nhặn và rất hiếu khách. Xưa ông bà có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện rõ cách ứng xử giao tiếp lịch sự của người Việt Nam. Lời chào chính là lời chào xuất phát từ thái độ quý mến, nó thể hiện thái độ kính trọng của một người đối với những người xung quanh.
Cách tốt nhất để bé có thể cư sử lịch sự, lễ phép là cha mẹ và thầy cô phải trở thành tấm gương sáng cho bé noi theo. Tâm lý của các bé ở giai đoạn mầm non là hay bắt chước hành động của người lớn. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng chào hỏi cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ .Dưới đây là một số hình ảnh rèn kỹ năng chào hỏi khi vào lớp của các bé lớp MGL A4:
Bạn Gia Bằng khoanh tay chà !important;o mẹ trước khi vào lớp.
Bạn Gia Khá !important;nh chào cậu trước khi vào lớp.
Bạn Chí Thành khoanh tay chào mẹ trước khi vào lớp học.
  !important;
Bạn Hà !important; Khanh học cách lễ phép khi trả lời câu hỏi của cô
Bạn Bảo An khoanh tay lễ phé !important;p khi trả lời cô
  !important; Để giúp trẻ lễ phép trong giao tiếp thì việc xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ là rất quan trọng vì môi trường trẻ tiếp xúc sẽ giúp trẻ quen dần với bắt chước cách ứng xử giao tiếp của tất cả mọi người. Chẳng những vậy các hoạt động khác cũng góp phần giúp cho việc giáo dục lễ phép của trẻ ngày càng được nâng cao hơn. Để giúp trẻ ngoan hơn, bước đầu có những thói quen văn minh biết chào hỏi khách khi đến lớp, đến nhà, biết trao nhận bằng hai tay,…muốn đạt được điều đó trước hết cô giáo phải là tấm gương cho trẻ noi theo, luôn giàu lòng yêu thương luôn cẩn trọng mẫu mực trong mọi hành vi giao tiếp với tất cả mọi người. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc rèn luyện cho trẻ lễ phép để trẻ phát triển toàn diện là điều cần nên làm.