Việc hình thành các biểu tượng toán học từ hoạt động làm quen với toán giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… Góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ, sử dụng đúng các từ ngữ trong toán học. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thầm mĩ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.
Với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, những giờ học làm quen với toán càng quan trọng, bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản cho trẻ trước khi vào trường tiểu học.
Dưới đây là một số hình ảnh trong giờ học : Nhận biết số 4, đếm đên 4 của lớp MGN B3:
Cô giới thiệu bài học
Cô và các bạn cùng nhau hát
Bạn Khôi lên mở hộp quà này
Bạn Thư mạnh dạn phát biểu
Bạn Khánh An lên so sánh bướm với hoa rất giỏi nhé
Bạn Đức lên chỉ số 4 và đọc rất to
Bạn Quân lên tìm đồ vật có số lượng là 4 đấy
Bạn Hân đang trả lời câu hỏi của cô này
Bạn Vy tìm rất nhanh được số 4 ở trong lớp
Các bạn chơi trò chơi vui không này
Các bạn lớp Mẫu giáo nhỡ B3 rất háo hức tham gia vào hoạt động làm quen với toán. Thông qua các hoạt động học, các trò chơi hay làm bài tập củng cố, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán học ở lớp một đấy.