!important;Không phải ngẫu nhiên mà “Hoạt đông với đồ vật trở thành hoạt động chủ đạo của lứa tuổi nhà trẻ”. Đồ vật với bé không chỉ để nghịch hoặc thậm chí gặm nhấm để vui, để thỏa mãn khám phá qua các giác quan, mà còn chứa đựng một chức năng nhất định và có cách sử dụng tương ứng. Dưới sự hướng dẫn của người lớn, bé rất thích thú khi được biết tên, gọi đúng tên và biết được ý nghĩa của chúng: cái bát để đựng đồ ăn, cái cốc dùng để uống nước, cái thìa để xúc ăn, chiếc mũ để đội, đôi dép để đi…Mọi thứ xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của bé. Bé hào hứng tìm tòi, khám phá, tháo lắp đồ dùng, lắp cái này vào cái kia, xây dựng, lúc nào bé cũng bận rộn, luôn tay luôn chân.
Nhờ vậy mà tâm lý bé phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trí tuệ, từ đó nhịp độ ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt về vốn từ cũng như cách phát âm ngày càng chính xác. Và nếu không được hoạt động, bé sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên. “Trẻ lên 2-3 cả nhà học nói”. Đúng là như thế, trẻ thích nói và liên tục hỏi. Những suy nghĩ của bé vô cùng ngộ nghĩnh, cách diễn đạt lại hạn chế. Đứng trước một sự vật hiện tượng mới, bé muốn biết ngay lập tức và hỏi “Cái gì đây”, “Để làm gì”. Người lớn lúc này hãy dành thời gian để vui chơi cùng bé để giải đáp những thắc mắc, những điều băn khoăn và hướng dẫn bé cách hoạt động với chúng. Với những ý nghĩa vô cùng quan trọng của HĐVĐV với trẻ các cô giáo lớp d1 luôn tổ chức các tiết học cho các bé được tham gia. Dưới đây, là giờ học bé xếp cổng cho vườn rau:
Cô !important; và trẻ cùng hát bài hát : " Ra vườn hoa em chơi".
Cô và chúng tớ đang trò chuyện với nhau đấy.
Cô Huyền đang xếp mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
Cô hướng dẫn bé An Nhiên xếp cổng.
Nhóm bé gái xếp cổng thật giỏi.
Chúng tớ thật vui khi được xếp cổng.
Nhó !important;m con trai xếp cổng giỏi quá.
Cô dang hướng dẫn bé Tuấn xếp cổng.
Bé Nam Phong xếp cổng thật giỏi.
  !important;Giờ học kết thúc, cô chúc các bé có những giờ học thật vui và bổ ích hơn nữa.