Trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.
Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu.
Hôm nay các bạn nhỏ lớp MGB C2 được cô Trang dạy hát bài:'' Múa cho mẹ xem''. Các con đã có một giờ học sôi nổi, được vui đùa cùng với âm nhạc. Dưới đây là một số hình ảnh trong giờ học của các bé:
Đầu giờ học để không khí trở nên sôi động hơn cô và các bạn cùng nhau hát bài hát:" Gia đình nhỏ hạnh phúc to".
Bạn nào cũng chăm chú nghe cô giáo hát bài hát:'' Múa cho mẹ xem"
Các bạn cùng hát theo cô nhé!
Chúng mình lắng nghe xem tổ nào hát hay hơn nào!
Các ca sĩ nhí cùng nhau trổ tài ca hát.
Các bạn có thấy bạn Thu Phương và bạn Bảo An có giỏi không nào?
Với những lợi ích mà giáo dục âm nhạc mang lại, các cô giáo lớp MGB C2 luôn tạo mọi điều kiện cho trẻ tiếp xúc sớm với âm nhạc. Quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc thường xuyên như: học hát, nghe nhạc – hát, nhảy múa theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. Tạo nên sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.