Giáo dục mầm non là ngành giáo dục hết sức quan trọng, một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến trường trẻ được học, được chơi, được tiếp xúc với nhiều bạn, được sống trong tình thương của cô giáo, được khám phá thế giới bí ẩn xung quanh. Trường Mầm non chính là tổ ấm thứ hai của trẻ.
Trẻ mẫu giáo “chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Qua đó hình thành bước đầu của phẩm chất đạo đức, khuyến khích việc khám phá khoa học và làm chủ những kiến thức công nghệ trong thời đại mới.
Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành và nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mà giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Thông qua môn học này hình thành cho trẻ kỉ năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát. Khám phá khoa học với trẻ mầm non là quá trình tham gia các hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên qua đó giúp trẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân. Những công việc đó có thể sẽ là bài học trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.
Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim ….) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về tinh cam xã hội chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ khám phá tìm tòi
Hiểu được điều đó, hôm nay các bé lớp MGB C2 được cô giáo dạy:" Khám phá xe đạp, xe máy, ô tô". Qua giờ học trẻ biết gọi đúng tên, nêu được đặc điểm nổi bật của xe đạp, xe máy, ô tô. Biết được xe đạp xe máy, ô tô là phương tiện giao thông đường bộ. Sau đây là một số hình ảnh ghi lại về hoạt động khám phá khoa học của cô trò lớp mẫu giáo bé C2, hẳn đây sẽ là những hình ảnh khó quên với các bé, bởi tiết học rất thú vị, chúng mình hãy cùng xem nhé!
Mở đầu tiết học, cô !important; và các bé cùng tham gia chơi trò chơi:" Bắt chước tiếng còi xe". Cô đố chúng mình biết nhé, ô tô kêu như thế nào?
Các bạn nhỏ đọc tên và khám phá các bộ phận của xe đạp Cá !important;c con quan sát và cho cô biết xe máy có những bộ phận nào?Cá !important;c con nhớ nhé, khi tham giao thông trên đường các con nhớ đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn nhé!
Trẻ quan sát và khám phá ô tô
Cô đố chúng mình biết xe máy và ô tô giống và khác nhau ở điểm gì?
Cô mở rộng các loại phương tiện giao thông đường bộ khác
Vì hôm nay chúng tớ học rất là giỏi, nên cô giáo thưởng cho chúng tớ chơi trò chơi:" Xe gì biến mất"