Cho trẻ mầm non làm quen với văn học thông qua thơ sẽ khiến trẻ thấy vui hơn, bình tĩnh lại, lắng nghe nhiều hơn những đứa trẻ không được tiếp xúc với văn học. Những bài thơ ngắn khuyến khích trẻ đọc theo vì trẻ dễ nhớ và dễ thể hiện.
Ban đầu, trẻ tiếp xúc với thơ ca chỉ là sự cảm nhận nhịp điệu, rồi đến vần. Sau đó, trẻ sẽ dần dần vỡ về ý nghĩa của từng từ, liên hệ nội dung của bài thơ đến cuộc sống. Nếu được làm quen với thơ sớm như vậy, trẻ sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới xung quanh thông qua tư duy ngôn ngữ sớm.
Cùng với đó, cho trẻ mẫu giáo nếu tiếp tục được tiếp xúc với thơ thường xuyên, trẻ sẽ có được vốn từ phong phú. Hơn nữa, những bài thơ hay cô lồng ghép các nội dung phong phú linh hoạt còn nâng cao năng lực thẩm mỹ của trẻ, khiến trẻ dần xây dựng sự nhạy bén về ngôn ngữ, cảm nhận ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan của mình.
Hôm nay, lớp MGL A3 được cô Duyên dạy bài đồng dao “Con cua mà có 2 càng”
Sau đây là một số hình ảnh của tiết học:
Mở đầu bài học là bài hát "Đố bạn"
Cả lớp lắng nghe cô đọc bài đồng dao
Khánh Chi nhanh chóng trả lời câu hỏi mà cô đưa ra
Tổ 1 đọc bài đồng dao
Bảo Ngọc, Hương Nhi, Tú Linh, Thảo Nhi, Vân An, Khánh Chi xung phong lên đọc bài đồng dao
Khánh Chi tự tin lên đọc cả bài đồng dao
Kết thúc giờ học cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát "Cá vàng bơi"
Bài đồng dao nói về một số con vật gần gũi với trẻ nhỏ và cách thức vận động của chúng. Ngoài ra những con vật này còn rất có ích với con người chúng ta . vì vậy qua bài đồng dao giáo dục trẻ phải biết bảo vệ những loài động vật này.