Trẻ em thường bị thu hú !important;t bởi những vật cụ thể, có thể sờ được, nếm được, nói chung là các vật hữu hình, bởi ở độ tuổi này, bé vẫn đang trong quá trình học hỏi, nếu bạn đưa ra những lời giải thích, những vật trừu tượng, bạn rất dễ làm bé chán nản và khó hiểu về những gì mình nói. Những vật cụ thể này như các vật như hình khối, hình cây, gậy, v.v… sẽ giúp bé nắm bắt nhanh hơn về các khái niệm. Có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp như thế, bé sẽ nhớ lâu hơn, và khi đã hiểu rồi, bé mới sẵn sàng Học toán, kết nối các khái niệm, các biểu tượng trừu tượng với nhau. Chơi với toán và các hoạt động liên quan đến toán là cơ hội tốt để xây dựng vốn từ vựng liên quan đến môn này. Bé cần phải tiếp xúc trực tiếp với những từ ngữ “chuyên” đề toán để sau này có khả năng diến tả hoặc hiểu những gì người khác nói. Chính vì thế giờ làm quen với toán ở trường mầm non là rất cần thiết.
Dưới đây là hình ảnh về tiết học làm quen với toán của các bé lớp MGL A4:
Cô cháu mình cùng khởi động trước khi vào giờ học nào
Ôn số lượng trong phạm vi 8
Cả lớp cùng kiểm tra xem trong rổ có những đồ dùng gì?
Cùng đếm xem có mấy con thỏ nào
Bạn Bảo An trả lời câu hỏi của cô
Bạn Hà My trả lời cô
Bạn Linh Chi nói số lượng thỏ và cà rốt không bằng nhau.
Cô giới thiệu số 9
Bạn Minh quang tìm đồ vật xung quanh lớp có số lượng 9
Cùng kiểm tra xem bạn đã tìm đúng chưa nhé
Việc dạy Toá !important;n cho trẻ mầm non đòi hỏi ta phải bỏ nhiều công sức và sự kiên nhẫn hơn so với việc dạy toán cho những trẻ lớn.Cá !important;c bé mầm non vẫn còn đang bỡ ngỡ, chưa được làm quen với các khái niệm toán học; vì vậy, khi chúng ta hướng dẫn trẻ mầm non học toán, cần hướng dẫn bé kết hợp các giác quan, phải thử nghiệm và quan sát tỉ mỉ các thứ xung quanh. Mỗi bé !important; có một tốc độ học hỏi khác nhau nên các ông bố bà mẹ không nên đem con mình ra để so sánh với những đứa trẻ khác, hãy cố gắng khích lệ bé và dạy bé học theo những phương pháp sáng tạo, mới mẻ.