Hoạt động tạo hình có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. Đặc biệt hoạt động tạo hình giúp phát triển cảm giác, tri giác, làm sâu sắc thêm khả năng thẩm mỹ và mở ra tiềm năng sáng tạo cho mỗi trẻ. Hoạt động tạo hình cho trẻ 24 - 36 tháng bao gồm các nội dung: Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh... Các nội dung này được giáo viên xây dựng sắp xếp xen kẽ trong kế hoạch hoạt động từng ngày từng tháng để đảm bảo trẻ có nhiều cơ hội tham gia. Từ những buổi ban đầu bỡ ngỡ, bàn tay nhỏ xíu còn vụng về giờ các bé đã khéo léo hơn rất nhiều rồi. Không chỉ là vẽ, tô màu bằng bút sáp, chơi với đất nặn… các bé đã biết sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau để trang trí các con vật mà mình yêu thích.Tham gia hoạt động tạo hình luôn là sự hứng khởi của mỗi đứa trẻ. Thông qua các hoạt động tạo hình đã phát triển ở trẻ khả năng phối hợp hoạt động của tay và mắt, rèn sự khéo léo linh hoạt trong cử động của ngón tay, bàn tay, đó cũng chính là tiền đề cho việc tập viết ở trường Tiểu học sau này của trẻ. Và sau đây là hình ảnh giờ học tạo hình của lớp NT D2 chúng mình nhé.
Cô và trẻ hát bài: Con chim non.
Cô cho trẻ quan sát tranh hình ảnh con chim.
Trẻ quan sát cô tô mẫu.
Các bé hăng say làm bài.
Chúng mình cùng tô màu con chim nhé.
Hai bạn Minh Đức, Gia Hân đang tô bài.
Nhanh tay nào các bạn ơi.
Chúng tớ tô bài rất là nghiêm túc nhé.
Chúng tớ đã làm xong bài tạo hình tô màu con chim rồi.
Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ.Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.